MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giao dịch thanh toán không tiền mặt tiếp tục tăng phi mã

26-09-2023 - 15:32 PM | Tài chính - ngân hàng

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thói quen của người dân đã thay đổi cùng sự phát triển của các phương thức thanh toán. Trước đây thẻ chủ yếu được dùng để rút tiền nhưng ngày nay thẻ được dùng chủ yếu để thanh toán trực tiếp tại các điểm chấp nhận thẻ hoặc thanh toán trực tuyến trên các trang thương mại điện tử.

Sáng ngày 26/9 diễn ra Hội thảo Thúc đẩy hoạt động thẻ và Xu hướng thanh toán tương lai do Báo Tiền phong phối hợp với Napas tổ chức.

Mở đầu phiên thảo luận thứ hai với chủ đề triển vọng thị trường thẻ Việt Nam và xu hướng thanh toán tương lai, ông Nguyễn Quang Minh, Tổng giám đốc NAPAS đã đánh giá lại toàn bộ xu hướng phát triển của thị trường thanh toán thời gian qua. Ông Minh cho biết hiện nay thị trường Việt Nam có 2 dòng sản phẩm thẻ thanh toán gồm thẻ quốc tế và thẻ nội địa.

Theo Chi hội Thẻ, Hiệp hội Ngân hàng, cả nước có hơn 140 triệu thẻ đang lưu hành, trong đó hơn 103 triệu thẻ nội địa và 36,7 triệu thẻ quốc tế với hơn 40 ngân hàng và 4 công ty tài chính tham gia phát hành thẻ. Trong năm 2022 mở mới trên 33 triệu thẻ chiếm trên 25%. Điều đó chứng tỏ sức sống của thị trường thẻ.

Giao dịch thanh toán không tiền mặt tiếp tục tăng phi mã - Ảnh 1.

Khi triển khai thay đổi thẻ của Ngân hàng Nhà nước, dư luận có băn khoăn liệu việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip có còn cần thiết không. Ông Minh cho rằng giảm dùng thẻ từ là đương nhiên, nhưng mỗi loại thẻ đều có thị trường riêng. Từng phương thức thanh toán sẽ phù hợp với từng đối tượng thanh toán. Tổng doanh số thanh toán trong năm 2022 là 3,5 triệu tỉ đồng. Trong đó doanh số thanh toán qua ATM chiếm 2/3 và qua post là 1/3.

Về số lượng thẻ, thẻ ghi nợ có thẻ nội địa chiếm 81%, thẻ quốc tế chiếm 19%; thẻ tín dụng nội địa chiếm 6%, quốc tế chiếm 94%; thẻ trả trước thì nội địa chiếm 66% và quốc tế chiếm 34%. Đơn vị chấp nhận thanh toán, số lượng vay trên 1.000 dân, so với trung bình thì Việt Nam có khoảng 1,5 triệu máy post còn điểm chấp nhận thanh toán chấp nhận Việt QR chỉ khoảng 600 nghìn.

Ông Minh cho biết thói quen của người dân cũng dần thay đổi đối với sự phát triển của các phương thức thanh toán. Trước đây mọi người có thói quen sử dụng thẻ thanh toán để rút tiền tại ATM và mang đi chi tiêu, một số nơi như khu công nghiệp, trung tâm thương mại,... Tuy nhiên, khoảng 5 năm trở lại đây, người dân đã chuyển sang sử dụng thẻ thanh toán trực tiếp tại các điểm chấp nhận thanh toán hay thanh toán trực tuyến trên các trang thương mại điện tử.

Giao dịch thanh toán không tiền mặt tiếp tục tăng phi mã - Ảnh 2.

Xu hướng này thể hiện rõ rệt qua giao dịch rút tiền mặt liên tục giảm những năm qua. Cụ thể: trong năm 2022, tỷ trọng các giao dịch rút tiền mặt trên tổng giao dịch xử lý qua hệ thống NAPAS giảm từ 12% trong năm 2021, xuống mức 6,56% của năm 2022. Còn tính tháng 8/2023, giao dịch rút tiền mặt tiếp tục giảm 15% về số lượng và 19% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm trước. Đây là con số lưu ý, thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã thay đổi. Ông Minh dự đoán từ nay đến cuối năm sẽ còn giảm nhanh hơn nữa những giao dịch trên ATM.

Sau hơn 2 năm triển khai quét mã VietQR thì đến nay có 45 tổ chức sử dụng mã này để thanh toán. Napas với vai trò xây dựng cơ sở hạ tầng, các phương thức thanh toán mới có thể thấy đang có xu hướng thay đổi rất nhanh. Tính riêng tháng 8, trung bình mỗi ngày có 20 triệu giao dịch chuyển tiền hằng ngày trong đó có khoảng 20% giao dịch bằng mã VietQR. Cũng riêng trong tháng 8 đã tạo mới 5 triệu mã VietQR.

Thống kê trong 6 tháng đầu năm 2023, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng 55% về số lượng; qua kênh Internet là 76% về số lượng và 1,79% về giá trị; qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng là 65% và 77%; qua phương thức VietQR tăng tương ứng là 152% và 301% so với cùng kỳ năm 2022.

Nói về xu hướng phát triển phương thức thanh toán, ông Nguyễn Quang Minh cho biết NAPAS đã và đang triển khai ứng dụng công nghệ thanh toán tiên tiến để cung cấp cho thị trường các sản phẩm, dịch vụ thanh toán hiện đại, sáng tạo, an toàn, gia tăng trải nghiệm cho người dùng. Có thể kể đến các sản phẩm, dịch vụ như: Công nghệ số hóa thẻ thanh toán lên các website/ ứng dụng thanh toán điện tử (mobile app) của các ngân hàng, qua đó cho phép biến chiếc điện thoại trở thành chiếc thẻ vật lý.

Khi đó, khách hàng chỉ cần mang theo chiếc điện thoại thông minh có kết nối internet là có thể thanh toán mọi giao dịch thẻ trên máy POS. NAPAS dự kiến sẽ thử nghiệm dịch vụ Tap to pay vào cuối năm 2023 và chính thức ra mắt dịch vụ vào năm 2024.

Tap to phone là dịch vụ giúp các đơn vị chấp nhận thanh toán (các cửa hàng, siêu thị,....) của Tổ chức thanh toán có thể sử dụng ứng dụng soft POS cài đặt trên điện thoại thông minh để chấp nhận thanh toán thẻ bên cạnh thiết bị POS truyền thống trước đây. Dịch vụ đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và bảo mật cao như tiêu chuẩn EMV, PCI DSS, White Box Crytography. Giao dịch thanh toán được xử lý an toàn, chính xác và nhanh chóng theo thời gian thực 24/7.

Thông qua triển khai ứng dụng soft POS sẽ giúp mở rộng mạng lưới chấp nhận thanh toán thẻ hiện nay, trong đó hướng đến hỗ trợ các cửa hàng, điểm kinh doanh nhỏ lẻ, các cửa hàng tạp hóa, phòng vé, rạp chiếu phim, khu vui chơi, … Dịch vụ Tap to phone do NAPAS triển khai với các ngân hàng còn cho phép chấp nhận thanh toán hầu hết các loại thẻ, cả thẻ NAPAS và thẻ quốc tế. Với những giao dịch giá trị nhỏ, khách hàng sẽ không phải nhập PIN, chỉ cần thao tác chạm vào soft POS là hoàn tất các bước thanh toán. NAPAS triển khai định danh khách hàng như căn cước công dân, bằng lái xe, hộ chiếu…. triển khai một dự án đầu tiên với Bộ Công an là chi trả an sinh xã hội.

Thanh Bình

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên