Giáo sư có 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về tiểu đường: Ít ăn 3 món, ít uống 1 thứ để đường huyết ổn định
Giáo sư Ninh Quang, Trung Quốc cho biết chế độ ăn uống có thể tác động đến chỉ số đường huyết. Do đó, để ổn định đường huyết, mọi người nên tránh ăn 3 món này và ít uống 1 thứ.
- 26-12-2023Loại quả ngọt nhưng chỉ số đường huyết cực thấp, đến lá cũng tốt cho người tiểu đường: Ngừa cả ung thư, luôn sẵn ở chợ Việt
- 26-12-2023Loại củ điều hòa đường huyết cực đỉnh: Chăm ăn chẳng lo viêm nhiễm, tiểu đường cũng ‘tránh xa’
- 23-12-20231 loại quả được săn lùng dịp Tết có vị chua, chỉ số đường huyết thấp: Là thuốc chống ung thư tự nhiên, tốt cho người tiểu đường
Theo số liệu của Tổ chức Đái tháo đường Quốc tế, trên thế giới đang có 537 triệu người (trong độ tuổi từ 20-79) có mắc tiểu đường. Như vậy, cứ 10 người thì sẽ có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Các chuyên gia dự đoán con số này có thể tăng lên thành 643 triệu người mắc tiểu đường vào năm 2030 và 783 triệu người mắc vào năm 2045.
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh không lây mạn tính nhưng lại là nguyên nhân gây ra 6,7 triệu ca tử vong vào năm 2021.
Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là nhóm bệnh lý nội khoa phổ biến, xảy ra khi tuyến tụy không sản xuất đủ hoặc không sử dụng hiệu quả lượng hormone insulin trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao. Điều này có thể gây tổn hại nghiêm trọng cho nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là các dây thần kinh và mạch máu.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường có thể kể đến như:
- Yếu tố di truyền;
- Chế độ ăn uống và lối sống kém lành mạnh gây thừa cân béo phì;
- Tuổi tác;
- Từng mắc tiểu đường thai kỳ hoặc buồng trứng đa nang;
- Mắc các vấn đề tim mạch như cao huyết áp, mỡ máu cao.
Giáo sư Ninh Quang, Giám đốc Viện Nội tiết - Chuyển hóa Thượng Hải, Bệnh viện Thụy Kim, trực thuộc Trường Y Đại học Giao thông Thượng Hải, đồng thời là chuyên gia nội tiết tại Học viện Kỹ thuật Trung Quốc với 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về bệnh tiểu đường đã chia sẻ về cách kiểm soát đường huyết hiệu quả. Theo đó, giáo sư cho biết để ổn định lượng đường trong máu trước tiên mọi người cần kiểm soát chế độ ăn uống của mình.
Theo đó, GS Ninh Quang khuyến cáo mọi người cần ăn ít 3 món, hạn chế uống 1 thứ để giữ cho đường huyết ổn định và phòng ngừa tiểu đường.
Ít ăn 3 món, ít uống 1 thứ để phòng ngừa tiểu đường
1. Ăn ít thực phẩm chứa đường
Các thực phẩm chứa đường chẳng hạn như bánh quy, kem, bánh ngọt, bánh vòng, cà phê thêm đường hoặc sữa, nước trái cây có đường, nước ngọt có ga,... sau khi nạp vào cơ thể sẽ nhanh chóng được chuyển hóa thành glucose, có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.
Ngoài ra, các thực phẩm này cũng có thể gây viêm nhiễm, thừa cân, béo phì và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
2. Ăn ít các loại thực phẩm chứa nhiều muối
GS Ninh Quang cho biết ăn nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch - một trong những nguyên nhân gây ra tiểu đường.
Ngoài ra, một nghiên cứu do các nhà nghiên cứu tại Đại học Tulane ở New Orleans, Mỹ thực hiện cũng chỉ ra rằng việc giảm lượng muối ăn vào có thể giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường loại 2. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã tiến hành theo dõi và phân tích dữ liệu của khoảng 400.000 người tại ngân hàng dữ liệu Biobank của Anh trong gần 12 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc ăn nhiều muối có liên quan đến tình trạng tăng lượng hormone gây căng thẳng cortisol trong cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng tăng huyết áp và giảm hiệu quả kiểm soát lượng đường trong máu của hormone insulin.
Do đó, việc giảm lượng muối sử dụng hàng ngày, bao gồm cả muối ăn, gia vị chấm, thực phẩm chế biến sẵn có thể giúp ổn định đường huyết, huyết áp, từ đó giúp phòng ngừa các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch.
3. Ăn ít đồ chiên rán
Giáo sư Ninh Quang cho biết thói quen ăn nhiều đồ chiên rán làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. Nguyên nhân là do đồ chiên rán chứa nhiều calo, chất béo chuyển hóa và chất oxy hóa. Ăn quá nhiều đồ chiên rán dễ dẫn đến tình trạng tăng cân, béo phì, là yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh chuyển hóa như tăng mỡ máu, các bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2...
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 3 lần so với người có cân nặng bình thường.
Ngoài ra, một nghiên cứu trên dữ liệu của hơn 100.000 người trong vòng khoảng 25 năm do tại Khoa Dinh dưỡng tại Trường Y tế Công cộng Harvard thực hiện đã phát hiện ra rằng những người ăn đồ chiên ít nhất 1 lần/tuần có nguy cơ mắc cả bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim cao hơn. Nguy cơ này sẽ tăng lên khi tần suất tiêu thụ đồ chiên rán tăng lên.
Theo đó, những người tham gia nghiên cứu có thói quen ăn đồ chiên rán 4-6 lần/tuần sẽ tăng 39% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Những người ăn đồ chiên nhiều hơn 7 lần/tuần sẽ tăng 55% nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 so với những người ăn đồ chiên rán ít hơn 1 lần/tuần.
4. Hạn chế rượu bia và đồ uống có cồn
GS Ninh Quang cho biết, việc lạm dụng rượu bia có thể làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường do rượu bia làm giảm độ nhạy của hormone insulin. Ngoài ra, các loại đồ uống có cồn cũng chứa nhiều calo, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể gây thừa cân, béo phì. Đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Đời sống & pháp luật
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là "vị thuốc quý" nhưng ít người dùng tới: Giúp hạ đường huyết, dưỡng gan và thận hiệu quả
- Việt Nam có 1 loại lá phơi khô là “thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Ăn tươi hay uống nước đều rất tốt
- Hai loại lá phơi khô là "thuốc dưỡng gan", hạ đường huyết tốt ngang “insulin tự nhiên” nhưng ít người biết đến: Việt Nam rất sẵn
- 1 loại gia vị là "kháng sinh tự nhiên", còn dưỡng gan và hạ đường huyết hiệu quả nhưng ít người biết: Rất sẵn ở chợ Việt
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ