Giáo sư ĐH Harvard: Sợ "quê" vì thất bại, thành công của người Việt Nam bị hạn chế hơn
Cách đây ít lâu, ông John.A.Quelch, giáo sư trường kinh doanh Harvard đã đến Việt Nam tham dự diễn đàn CEO Summit. Trong buổi nói chuyện, vị giáo sư này đã nhắc đến sự khác biệt văn hoá giữa Việt Nam và Mỹ trong việc đối diện với thất bại.
- 25-04-2017Tiền giấy biến mất và câu chuyện từ ươm mầm khởi nghiệp ở Thụy Điển khiến nhiều quốc gia châu Âu phải thán phục
- 22-04-2017Nữ hoàng startup Việt Nam: Nếu đời ném cho bạn căn bệnh ung thư, hãy biến nó thành một ý tưởng khởi nghiệp
- 21-04-2017Những người khởi nghiệp như Đào Chi Anh luôn có mã gene của Icarus: Thà một phút huy hoàng rồi vụt tắt, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm!
- 21-04-2017CEO MOG Trần Anh Dũng: Lời "ruột gan" của Đào Chi Anh đã lột trần bản chất của các Doanh Nhân thời kỳ Quốc gia khởi nghiệp
“Người Mỹ khác với người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng là bởi vì họ không sợ “quê” mỗi khi thất bại. Họ tự hào về nó và vì vậy họ thành công!”, GS. John.A.Quelch nói với toàn bộ thính giả.
Vị giáo sư người Mỹ này cho rằng Việt Nam đang muốn trở thành một quốc gia khởi nghiệp, do đó, người Việt phải dần làm quen và chấp nhận sự thất bại. Bởi lẽ, 100 doanh nghiệp khởi nghiệp, 90 doanh nghiệp có thể không bao giờ đón được sinh nhật lần 2.
“Nhìn vào đó, nếu do dự sợ hãi, làm sao các bạn có thể kinh doanh được. Các bạn phải nhìn thẳng vào đó, tôn trọng nó và rút ra kinh nghiệm và làm lại”, ông nói.
Ông cũng cho rằng một quốc gia khởi nghệp là phải có được tinh thần “dám vào hang cọp để bắt được cọp con”. Nghĩa là phải có người dám làm, dám tiên phong thực hiện, thách thức những trật tự vốn có.
“Bạn có thể bị từ chối một hoặc nhiều lần”, ông nói, “nhưng nếu không đối mặt, không vượt qua điều đó, mãi mãi bạn không thành công được”, GS. John.A.Quelch nhấn mạnh.
Trên thực tế, thất bại gần như là điều cấm kỵ đối với người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Trong sách Dare to fail, Billi P.S.Lim – nhà sáng lập Viện IHK đã viết “chúng ta đánh giá người khác thông qua những thành tựu mà họ đạt được, chúng ta đánh giá cao sự thành công và đánh giá thấp, thậm chí không thèm nhìn nhận sự thất bại”.
Tuy nhiên, ông khẳng định trong những trang viết của mình, sự thất bại có giá trị ý nghĩa riêng của nó. Có những sự thất bại vĩ đại đã làm nên những con người vĩ đại.
“Có rất ít vĩ nhân chưa từng chịu đựng gian khổ và thất bại trong cuộc đời. Thật ra, gian khổ và thất bại tạo ra rất nhiều vĩ nhân và tôi dám nói rằng giá trị của sự thất bại lớn hơn rất nhiều sự thành công. Nhưng tiếc rằng nhiều người không nhận ra điều đó và chỉ nghĩ đến chiến thắng và chiến thắng thôi”, Billi viết.
Bởi vậy, rất nhiều bi kịch đã diễn ra khi người ta gặp thất bại rồi không đứng dậy được nữa vì cảm giác nhục nhã. Nhiều nhân vậy thành đạt đã tìm đến cái chết sau một lần thất bại nặng nề. Những thanh niên đã từng dám thử sức nhưng gặp phải thất bại dễ lâm vào tình trạng tuyệt vọng và tìm quên lãng.
Có thể bản thân họ vẫn chưa hết hi vọng, nhưng xã hội, với định kiến của mình, đã “rút hết những tấm ván” ngay bên dưới khiến họ không còn cách nào khác là chấp nhận “chìm xuống”.
Trở lại câu chuyện của vị giáo sư người Mỹ, vị này tự hào vì nước Mỹ có một văn hoá chấp nhận thất bại, chấp nhận những rủi ro có thể đến và tự hào vì nó. Bởi thế, họ đã có được những người như Edison với 9.999 thất bại để có được 1 thành công rực rỡ và giả như nếu lần thử nghiệm thứ 10.000 ấy chiếc bóng đèn không sáng, thì nhà sáng chế ấy vẫn miệt mài làm việc.
Câu chuyện sự thất bại, đặt trong bối cảnh của một quốc gia đang đặt mục tiêu khởi nghiệp như Việt Nam rất đáng suy ngẫm. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khi phát động phong trào quốc gia khởi nghiệp đã nhấn mạnh việc phải học văn hoá chấp nhận rủi ro và thất bại. Tuy nhiên, quá trình học này vẫn cần rất nhiều thời gian để nhận thức dần được thay đổi.