MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giáo sư dinh dưỡng: Ăn thịt cũng phải học, 3 quan niệm sai mà nhiều người đang tin là đúng

16-12-2018 - 19:29 PM | Sống

Ăn uống là việc quan trọng quyết định đến sức khỏe nhưng đáng tiếc rằng nhiều người chưa ăn đúng cách, thậm chí còn ăn sai gây hậu quả xấu cho cơ thể. 3 điều lưu ý bạn nên nhớ.

Xã hội ngày càng phát triển thì thói quen ăn uống của con người cũng thay đổi theo. Tuy nhiên có nhiều kiến thức về ăn uống lại không theo kịp sự phát triển của xã hội, thậm chí nhiều người còn ăn uống sai lầm, rước bệnh vào thân.

Có nhiều người hiện vẫn đang duy trì quan niệm ăn uống thiếu khoa học, chẳng hạn như ăn gan, thịt phải nấu chín tái thì mới mềm, mới ngon thịt, ngọt nước… thực ra, không phải món ăn nào cũng được phép ăn theo cách này.

Theo giáo sư Vu Khang, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng nổi tiếng của Bệnh viện Đại học Y Liên minh Bắc Kinh, đã đưa ra những lời khuyên quan trọng nhất về cách ăn thịt , theo ông, việc ăn thịt dù tưởng đơn giản, nhưng ai cũng nên học, và phải học để ăn uống lành mạnh.

Quan niệm ăn gan lợn vẫn còn máu hồng (nấu tái) càng mềm ngon hơn có đúng không?

Đây là quan niệm ăn gan phổ biến của nhiều người, ăn gan luộc xào vẫn còn dính máu hồng mới mềm mướt và ngon miệng. Trên thực tế, đây là một cách ăn rất sai lầm, bạn tuyệt đối không nên ăn theo cách này.

Gan là một khu vực tập trung rất nhiều chất thải trong quá trình trao đổi chất và loại bỏ độc tố, vì thế mà gan còn được gọi là "trạm trung chuyển độc tố". Do đó, bản thân gan sẽ chứa ít nhiều độc tố cần được chuyển hóa và đào thải, nếu bạn ăn gan chưa được chế biến kỹ, vô tình dung nạp chất độc hại vào cơ thể.

 Giáo sư dinh dưỡng: Ăn thịt cũng phải học, 3 quan niệm sai mà nhiều người đang tin là đúng - Ảnh 1.

Gan lợn vẫn còn có màu máu sau khi xào là món ăn không được tiêu diệt và loại bỏ hoàn toàn ký sinh trùng, vi khuẩn, độc tố… sau khi ăn vào chỉ có thể ngăn ngừa ngộ độc hoặc ngăn ngừa ô nhiễm bởi sức đề kháng của cơ thể, từ đó có thể gây ra nguy cơ rất lớn.

Khi nấu gan lợn, bạn phải làm cho món ăn chín kỹ hoàn toàn. Bạn thà ăn món gan có một hương vị giảm hơn so với việc bạn ăn gan tái, nhưng đó là cách ăn an toàn nhất. Tuyệt đối không được phép ăn món gan nấu chín dở.

Nếu bạn tự chế biến món gan tại nhà, tuyệt đối phải tuân thủ nguyên tắc, một là rửa, hai là ngâm, ba là nấu chín kỹ.

Gan phải rửa dưới vòi nước nhiều lần để đảm bảo sạch sẽ

Sau đó ngâm thêm một chút vì khi ngâm, chất dinh dưỡng trong gan không thất thoát nhiều, còn độc tố thì có thể bị hòa tan trong nước.

Khi nấu nên chú ý nấu lâu một chút để gan vừa mềm vừa chín kỹ.

Quan niệm ăn móng giò để làm đẹp có đúng không?

Nhiều phụ nữ truyền tai nhau rằng nên ăn móng giò lợn để làm đẹp vì món này giúp bổ sung collagen và chị em sẽ trở nên trẻ hơn và xinh đẹp hơn. Tùy nhiên, giáo sư Vu Khang cho rằng, quan niệm này chỉ đúng 1 nửa.

Hàm lượng collagen của món móng giò thực sự rất phong phú, và chúng tập trung trên da chân lợn. Nhưng đồng thời, có rất nhiều chất béo và cholesterol trong móng giò. Nó ở đâu? Chính là ở dưới da.

Do đó, việc ăn móng giò lợn có thể bổ sung collagen, nhưng lợi ích sức khỏe của việc bổ sung collagen ngoại sinh này vẫn còn gây tranh cãi. Đồng thời, bạn không thể bổ sung collagen vào cơ thể trong khi lại bổ sung kèm vào cơ thể một lượng tương đương chất béo bão hòa. Điều đó là không lành mạnh, bạn cần tách ra hai tác dụng và tác hại của việc ăn móng giò.

Do đó, nếu bạn vẫn muốn bổ sung collagen cho da thì nên ăn cầu kỳ một chút, nghĩa là chỉ ăn lớp da ngoài của bì lợn, còn phần mỡ dưới da thì buộc phải bỏ ra để không dư thừa chất béo.

 Giáo sư dinh dưỡng: Ăn thịt cũng phải học, 3 quan niệm sai mà nhiều người đang tin là đúng - Ảnh 2.

Quan niệm thịt lợn phải đỏ hồng thì mới là thịt tươi nhất có đúng không?

Thịt lợn thường có màu đỏ nhạt và hồng trong điều kiện bình thường. Nó có thể chuyển sang màu đỏ sẫm sau khi để quá lâu, nhưng hầu như không thể có màu đỏ tươi trong điều kiện tự nhiên. Những miếng thịt lợn đỏ tươi rất có khả năng được thêm vào một số thành phần chất bảo quản thực phẩm bị cấm, chẳng hạn như borax.

Nếu lượng borax vượt quá một lượng nhất định, nó sẽ gây ung thư hoặc thậm chí tử vong.

 Giáo sư dinh dưỡng: Ăn thịt cũng phải học, 3 quan niệm sai mà nhiều người đang tin là đúng - Ảnh 3.

Thịt lợn tươi và tốt thường sẽ có kết cấu chắc và đàn hồi, chất béo được phân phối đều, da mềm và thịt có màu đỏ nhạt. Loại thịt lợn này thích hợp để nấu ăn.

Ngược lại, nếu thịt có màu đỏ sẫm, hãy dùng tay chạm vào da và cảm thấy thô ráp, thì đây chủ yếu là thịt lợn già, không thích hợp để nấu ăn. Nếu thịt không tươi thường có chất keo dính, mùi hôi.

*Theo Health/Sohu

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên