Giàu protein ngang sữa, hàm lượng Kali cao hơn chuối, vừa tốt cho sức khoẻ lại còn ngon, rẻ: Đây đích thực là "báu vật" nên có trong gian bếp nhà bạn!
Dừa có vị thanh mát, ngọt dịu. Không chỉ mang đến một loại nước giải khát mát lành cho con người, dừa còn chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ.
- 17-09-2021Cứ 3-4 giờ sáng là tỉnh giấc, có thể bạn đã mắc phải 3 chứng bệnh đáng sợ sau đây, đi khám sớm kẻo mất mạng
- 17-09-2021Con trai bị bỏng nước sôi 100 độ, cách sơ cứu thông minh của người mẹ được bác sĩ tấm tắc khen ngợi, ai cũng nên học hỏi
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, dừa có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ vị, bổ khí, thanh nhiệt giải khát, lợi tiểu, tiêu sưng ... tê bì chân tay, buồn nôn và nôn do tỳ vị hư nhược hay phù chân tay do tiểu tiện ít và đóng một vai trò nhất định trong việc phục hồi sức khỏe.
Dưới góc nhìn của y học hiện đại, dừa cung cấp phần lớn chất béo, protein, một số khoáng chất quan trọng và một lượng nhỏ vitamin B đem lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, dừa có vị ngọt, tính bình, có công dụng bổ tỳ vị, bổ khí, thanh nhiệt giải khát, lợi tiểu, tiêu sưng ... tê bì chân tay, buồn nôn và nôn do tỳ vị hư nhược hay phù chân tay do tiểu tiện ít và đóng một vai trò nhất định trong việc phục hồi sức khỏe. Ảnh minh hoạ.
Các bộ phận của nó đều được sử dụng trong đời sống hàng ngày.
Nước dừa
Theo thống kê, hơn 94% lượng nước dừa là nước, còn lại là các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất. Trong đó, hàm lượng kali đặc biệt dồi dào, cao tới 475mg / 100g, đứng thứ hai trong số các loại quả, cao hơn cả chuối.
Ngoài ra, nước dừa có đặc tính ít đường, ít béo, uống trong thời tiết nắng nóng có tác dụng bổ sung nước, giải tỏa mệt mỏi, giúp phục hồi thể lực, duy trì sức khỏe tim mạch và mạch máu não, có thể gọi đây là thức uống điện giải tự nhiên.
Theo thống kê, hơn 94% lượng nước dừa là nước, còn lại là các chất dinh dưỡng như protein, vitamin, khoáng chất. Trong đó, hàm lượng kali đặc biệt dồi dào, cao tới 475mg / 100g, đứng thứ hai trong số các loại quả, cao hơn cả chuối. Ảnh minh hoạ
Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị bệnh đường tiêu hóa, tạm biệt nhiệt miệng và nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước.
Cùi dừa
Cùi dừa tươi rất giàu protein, có thể đạt tới 3,33g /100g, tương đương với sữa. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong cơm dừa cũng tương đối cao 4,7g/100g, có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết các chất độc hại trong cơ thể, chống táo bón.
Cùi dừa tươi rất giàu protein, có thể đạt tới 3,33g /100g, tương đương với sữa. Ngoài ra, hàm lượng chất xơ trong cơm dừa cũng tương đối cao 4,7g/100g, có tác dụng nhất định trong việc thúc đẩy nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình bài tiết các chất độc hại trong cơ thể, chống táo bón. Ảnh minh hoạ
Cùi dừa còn chứa kali, phốt pho, magiê, vitamin C và nhiều chất dinh dưỡng khác. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hàm lượng chất béo của cùi dừa tương đối cao, tới 33%, và phần lớn là chất béo bão hòa, lượng calo cao tới 241 kcal.
Bạn phải biết rằng 100g thịt lợn nạc chỉ có 143 kcal. Vì vậy khi ăn thịt kết hợp với dừa, bạn phải chú ý nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng thừa calo. Đặc biệt những người đã mắc bệnh béo phì, tiểu đường càng nên thận trọng khi ăn cùi dừa.
Dầu dừa
Dầu dừa được chiết xuất từ cùi dừa. Không giống như các loại dầu thực vật khác, axit béo bão hòa trong dầu dừa chiếm tới 80%. Tuy nhiên, các axit béo bão hòa trong dầu dừa chủ yếu là axit béo chuỗi dài và trung bình, tương đối dễ tiêu hóa và không gây gánh nặng lớn cho gan.
Dừa dùng để nấu ăn cũng rất tốt, có vị ngọt, thơm và không béo nên rất thích hợp cho mùa hè. Vì vậy, không chỉ là loại quả để giải khát, với những giá trị dinh dưỡng phong phú trên, dừa xứng đáng được xếp vào nhóm "nguyên liệu vàng" trong gian bếp của người Việt. Ảnh minh hoạ
Ngoài ra, dầu dừa ít tạo ra các chất độc hại như hydrocacbon thơm đa vòng trong quá trình gia nhiệt, có độ bền nhiệt tốt nên thích hợp sử dụng để chiên, nướng ở nhiệt độ cao.
Dầu dừa và các loại dầu giàu axit béo không bão hòa như dầu lạc, dầu hướng dương được khuyến khích dùng để nấu ăn hàng ngày sẽ có lợi hơn cho sức khỏe tim mạch.
Dừa khi mua về nhà, ngoài việc uống nước dừa và ăn cùi dừa còn có thể được chế biến thành nhiều món tráng miệng, bánh ngọt khác nhau như nước cốt dừa, bánh dừa, thạch dừa….
Dừa dùng để nấu ăn cũng rất tốt, có vị ngọt, thơm và không béo nên rất thích hợp cho mùa hè. Vì vậy, không chỉ là loại quả để giải khát, với những giá trị dinh dưỡng phong phú trên, dừa xứng đáng được xếp vào nhóm "nguyên liệu vàng" trong gian bếp của người Việt.
( Theo Toutiao)