Giữa châu Âu có một đất nước hoàn toàn ổn khi thi hành "cách ly xã hội" trong dịch Covid-19: Chúng tôi ngại hòa đồng, nhưng cực giỏi ở một mình
Đất nước ấy chính là Thụy Điển - nơi 50% nhà ở là căn hộ dành cho 1 người.
Ngày 31/1/2020, Thụy Điển phát hiện ca lây nhiễm Covid-19 đầu tiên. Tính đến hiện tại, số ca bị nhiễm tại đây rơi vào khoảng hơn 6800 người, 401 người thiệt mạng - thấp hơn khá nhiều so với các nước châu Âu khác.
Ngại giao lưu, tiếp xúc với người lạ, ít thân mật cả với người thân
Ngay sau khi phát hiện ca lây nhiễm Covid-19 đầu tiên, chính phủ và ngành y tế Thụy Điển đã có những biện pháp đối phó khẩn cấp. Tuy nhiên đến hiện tại, đất nước này vẫn chưa và không có vẻ gì sẽ cần đến biện pháp phong tỏa. Nguyên nhân đến từ văn hóa sống khác biệt nhất hành tinh: Không hay hòa đồng, vô cùng ngại tiếp xúc xã hội.
Người Thụy Điển vốn ít hòa đồng, luôn giữ khoảng cách với người khác.
Mặc dù văn hóa lối sống ở châu Âu nổi tiếng là vồn vã, thân mật, song riêng tại Thụy Điển thì hoàn toàn ngược lại. Cư dân của đất nước này cực kỳ ngại đến gần hay bắt chuyện với người lạ. Cho dù là trên đường hay trong bất cứ quán xá, nhà hàng nào, họ cũng luôn ý thức đứng, ngồi cách xa người khác, tránh né giao tiếp.
Thụy Điển cũng có hệ thống phương tiện giao thông công cộng hiện đại, tiện lợi hàng đầu. Nhưng mỗi khi phải sử dụng, người dân luôn có thói quen giữ khoảng cách và không nói chuyện với hành khách chung chuyến đi.
Ngay cả ở nhà, người Thụy Điển cũng có xu hướng ít trò chuyện, thân mật với người thân. Theo khảo sát xã hội của Thụy Điển, 55% thanh thiếu niên trong nước cả năm rất ít khi trò chuyện cùng cha mẹ. Các bậc phụ huynh Thụy Điển chỉ quan tâm đời sống vật chất của con cái, cung cấp điều kiện sinh hoạt và giáo dục đầy đủ nhất. Về mặt đời sống tinh thần, họ thấy không cần thiết.
Yêu cô đơn, chỉ thích sống một mình
Trên thế giới, người Thụy Điển là dân tộc sống nội tâm nhất. Họ không có mong muốn chia sẻ khó khăn hay tâm tư cho bất cứ ai. Quan niệm sống của người Thụy Điển tin tưởng, cô đơn là liều thuốc thách thức trưởng thành. Cho dù là trẻ con cũng phải tự mình vượt qua, để trở thành người lớn mạnh mẽ.
Ngay từ thời trung đại, người Thụy Điển đã cho phép con em rời nhà, tự lập từ thuở 14-15 tuổi. Ngày nay, độ tuổi tự lập trung bình của giới trẻ Thụy Điển là 18-19, sớm hơn các nước châu Âu khác 7-8 năm.
Có tới 1/2 nhà ở của Thụy Điển là căn hộ 1 người.
Theo báo cáo nhân khẩu Thụy Điển, có đến hơn ½ số hộ trong nước là khẩu độc thân. Với tỷ lệ trên 50% này, Thụy Điển là quốc gia Châu Âu có nhiều người sống một mình nhất.
Trong tổng số hộ 1 nhân khẩu của Thụy Điển, giới trẻ từ 18-25 tuổi chiếm 20%, còn lại chủ yếu chia vào các nhóm tuổi người trưởng thành và người già. Xét ra thì trừ trường hợp có gia đình và còn nhỏ, người Thụy Điển gần như ở một mình hết.
"Chúng tôi kém phần hòa đồng, nhưng rất giỏi ở nhà một mình"
Sau khi phát hiện ca lây nhiễm Covid đầu tiên, chính phủ Thụy Điển cũng lập tức cảnh báo các cư dân hãy hạn chế ra khỏi nhà. Họ tạm đóng cửa các trường học, yêu cầu người già và người bị bệnh tự cách ly, giới hạn họp nhóm dưới 50 người…
"Đừng hoảng loạn, lan truyền các tin đồn vô căn cứ," - Thủ tướng Stefan Stefan Löfven, Thụy Điển lên tiếng nhắc nhở trên kênh truyền hình quốc gia. "Chúng ta là những người trưởng thành, có ý thức. Không ai trong số các bạn phải một mình chống dịch, nhưng tất cả đều nên có trách nhiệm chung tay góp sức."
Trên toàn Thụy Điển, mọi người bày tỏ thái độ hưởng ứng và chấp hành các quy định mới một cách nghiêm chỉnh. Họ hạn chế ra ngoài, trừ trường hợp tối cần thiết. Các nhà hàng, tiệm giải khát từ chối đơn đặt hàng nhóm trên 50 người. Tại các quầy bar, khách khứa chỉ đi theo cặp hoặc nhóm 3, 4 người. Nếu thấy nơi định ghé đã đông, họ cũng bỏ qua, tìm đến quán khác.
"Tuy chúng tôi không được hòa đồng như các nền văn hóa khác, nhưng lại rất giỏi ở nhà một mình" - Swede Cajsa Wiking.
Trong các công ty, doanh nghiệp, nhân viên được phép chuyển sang làm việc tại nhà. Vốn dĩ, Thụy Điển đã là quốc gia linh hoạt giờ giấc. Bình thường, 2/3 nhân viên trong nước thường xuyên làm việc tại nhà hàng tuần hoặc hàng tháng.
Hiện tại ở Thủ đô Stockholm, 1/3 nhân viên chuyển sang làm việc tại nhà toàn thời gian. Lượng hành khách sử dụng giao thông công cộng giảm hẳn 50%. 3/4 cư dân thủ đô khi ra ngoài luôn ý thức cách xa người bên cạnh chí ít là 1m.
"Tuy chúng tôi không được hòa đồng như các nền văn hóa khác, nhưng lại rất giỏi ở nhà một mình," - Swede Cajsa Wiking, cư dân 21 tuổi sống tại Thành phố Uppsala, Thụy Điển cho biết. "Và tôi vẫn sinh hoạt như mọi ngày thôi, sắp xếp tủ quần áo, làm việc, đọc sách".
So với các quốc gia khác như Italia, Tây Ban Nha… Thụy Điển không chỉ có con số lây nhiễm Covid-19 thấp nhất, mà còn khá nhàn nhã trong việc quản lý cách ly xã hội. Cư dân Thụy Điển tin tưởng chỉ cần thực hiện đúng chỉ đạo, sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân và giảm thiểu số lượng người bị lây nhiễm xuống mức thấp nhất.
Trước đây, Châu Âu ngán ngẩm vì thói quen giữ khoảng cách của người Thụy Điển. Bây giờ, họ chuyển sang ngưỡng mộ, muốn học hỏi, vì đó chính là biện pháp hạn chế sự lây lan Covid-19 hiệu quả nhất.
Tham khảo Bbc
Trí thức trẻ
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai