Góc kinh tế học: Nền kinh tế phi chính thức - trở ngại hay cơ hội của người nghèo? (P1)
Nền kinh tế phi chính thức đóng vai trò hỗ trợ hay là lực cản trong việc mở rộng cơ hội của người nghèo? Phần lớn các lập luận kinh tế đều cho rằng khu vực kinh tế này là một lực cản trong việc giảm nghèo, là khu vực kinh tế hiệu quả thấp, là rào cản cho sự phát triển và tăng trưởng kinh tế theo quy mô. Thế nhưng…
- 30-09-2019Câu hỏi "Người giàu hay người nghèo tạo ra nhiều khí thải hơn?" và gốc rễ của việc ứng phó với biến đổi khí hậu
- 28-09-2019Góc kinh tế học: Nhà hàng buffet liên quan gì đến "khẩu vị rủi ro" của người tiêu dùng?
- 24-09-2019Góc kinh tế học: Thất nghiệp vì tiến bộ công nghệ đáng sợ đến mức nào?
-
Trong quá trình phối hợp các chính sách tài khóa và tiền tệ, không có công thức chung và lời giải chắc chắn đúng. Bất kỳ phương án nào cũng đòi hỏi một mức độ quyết đoán và chấp nhận rủi ro.
-
Gói Hỗ trợ an sinh lần 2 phải được thực hiện kịp thời để nhóm người lao động bị ảnh hưởng nặng nề sẽ vượt qua được thời khắc khó khăn nhất, vào lúc cần thiết nhất…
Gần đây một số nghiên cứu lại nhìn nhận kinh tế phi chính thức một cách tích cực hơn và đã xem nó như một phương tiện hữu ích để mở rộng cơ hội của người nghèo. Vậy thì các lập luận và bằng chứng về khía cạnh tích cực của khu vực kinh tế này là gì và làm thế nào có thể khai thác được nó trong việc hỗ trợ mở rộng cơ hội cho người nghèo.
Khu vực không chính thức là gì?
Nền kinh tế phi chính thức từ lâu đã trở thành bộ phận cấu thành quan trọng và tất yếu song hành với nền kinh tế chính thức của các quốc gia trên thế giới.
Thuật ngữ này do Hart lần đầu tiên đưa ra vào năm 1973 để mô tả một khu vực kinh tế truyền thống ở các nền kinh tế đang phát triển. Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác Kinh tế Quốc tế, kinh tế phi chính thức đóng góp trong khoảng từ 1-20% GDP tùy thuộc vào từng quốc gia. Việc làm trong nền kinh tế phi chính thức bao gồm tất cả những người làm việc trong khu vực phi chính thức hoặc làm việc phi chính thức.
Khu vực phi chính thức bao gồm các doanh nghiệp tư nhân không đăng ký hoặc khá nhỏ về số lượng người có việc làm. Trong khi đó, việc làm không chính thức là các công việc không có các biện pháp bảo trợ xã hội hoặc pháp lý cơ bản trong cả khu vực chính thức, khu vực phi chính thức hoặc hộ gia đình.
Quy mô của nền kinh tế phi chính thức
Có thể nói ở phạm vi toàn cầu, phần lớn công nhân và doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức. Một nghiên cứu gần đây cho thấy 59% các doanh nghiệp mới ở các nước OECD khởi nghiệp là trong nền kinh tế phi chính thức, 62,6% ở các nền kinh tế chuyển đổi, lên tới 83,8% ở các nước châu Á Thái Bình Dương, 91,2% ở các nước Mỹ Latinh và Caribbean và đến 98% ở châu Phi. Khoảng 60% lao động phi nông nghiệp trên toàn cầu đang có việc làm chủ yếu là trong khu vực kinh tế phi chính thức, từ 24,8% ở châu Âu và Trung Á đến 75,6% ở Đông Nam Á.
Sự tồn tại và có sự khác biệt về tỷ lệ việc làm trong nền kinh tế phi chính thức giữa các quốc gia được giải thích theo một số cách khác nhau. Một luận điểm chiếm ưu thế trong hầu hết thế kỷ XX cho rằng việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức là một di tích từ thời kỳ sản xuất tiền hiện đại và sẽ biến mất khi nền kinh tế chính thức hiện đại chiếm ưu thế. Tuy nhiên, trong những thập kỷ gần đây, sự thừa nhận rằng nền kinh tế phi chính thức không biến mất đã dẫn đến những giải thích mới.
Thứ nhất, việc làm trong nền kinh tế phi chính thức là một quyết định kinh tế hợp lý trong bối cảnh các ràng buộc thể chế như quá nhiều can thiệp của Nhà nước, thuế suất cao, tình trạng tham nhũng, dẫn đến người lao động tự nguyện rời bỏ công việc trong khu vực kinh tế chính thức để tránh các chi phí, thời gian và công sức đăng ký chính thức.
Thứ hai là cách giải thích theo quan điểm cấu trúc cho rằng việc làm trong khu vực kinh tế phi chính thức là sản phẩm tất yếu do một bộ phận lao động trong khu vực chính thức bị sa thải vì không đáp ứng được yêu cầu cao về tiêu chuẩn nghề nghiệp và thiếu sự hỗ trợ phúc lợi. Do vậy, họ phải chuyển sang nền kinh tế phi chính thức để kiếm sống.
Nền kinh tế phi chính thức: trở ngại hay cơ hội của người nghèo?
Thông thường, lập luận cho rằng nền kinh tế phi chính thức là một cản trở cho việc mở rộng cơ hội của người nghèo vì nó có nhiều tác động tiêu cực. Vì các doanh nghiệp chính thức phải chịu cạnh tranh không lành mạnh từ các doanh nghiệp không chính thức nên nền kinh tế bị coi là mất khả năng cạnh tranh tự nhiên, chính phủ mất kiểm soát về điều kiện làm việc và thu thuế, người tiêu dùng thiếu sự đảm bảo về pháp lý và quyền lợi.
Trong khi đó, những người lao động phi chính thức thì lại không có khả năng tiếp cận vốn, tín dụng và dịch vụ tài chính, thiếu tư vấn và hỗ trợ trong việc đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ chính thức đổi mới sản phẩm, do vậy khả năng thoát nghèo là một thách thức.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây lại cho thấy vai trò tích cực của khu vực không chính thức trong việc mở rộng cơ hội của người nghèo. Các doanh nghiệp trong khu vực này được coi là có khả năng hưởng lợi từ nguồn lao động và nguyên liệu rẻ hơn. Các doanh nhân chính thức tiềm năng có cơ hội sử dụng lĩnh vực này như một thử nghiệm cho các dự án kinh doanh trong bối cảnh khi vẫn có tình trạng tham nhũng và gánh nặng pháp lý hiện tại đang kìm hãm phát triển kinh doanh.
Trong khi đó, về phía người tiêu dùng, họ cho rằng họ có lợi từ khu vực kinh tế này nhờ hàng hóa và dịch vụ có giá cả phải chăng hơn. Thực tế là cho đến nay, có khá ít đánh giá thực nghiệm về những quan điểm khác nhau đối với khu vực kinh tế phi chính thức khi xem xét vai trò của nó đối với người nghèo. Nghiên cứu ở Brazil cho thấy 92,9% tổng số doanh nghiệp khởi nghiệp chưa đăng ký và hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức, 42,3% lực lượng lao động phi nông nghiệp có việc làm chính trong nền kinh tế phi chính thức.
Về khả năng thoát nghèo trong nền kinh tế phi chính thức, điều tra cho thấy 3% lao động nghèo trong khu vực phi chính thức thoát khỏi nghèo đói trong vòng một tháng nhưng chỉ có 1% lao động thuộc khu vực chính thức nghèo thoát nghèo trong thời gian này. Vì vậy, người lao động nghèo trong khu vực chính thức lại ít có khả năng thoát nghèo hơn.
Và một kết quả khá ngạc nhiên là 85% lao động phi chính thức đã thoát nghèo vẫn tiếp tục làm việc trong khu vực phi chính thức và chỉ 11% chuyển từ công việc không chính thức sang các công việc chính thức.
Tại Trung Quốc, 34,4% lao động phi nông nghiệp có việc làm chính trong khu vực kinh tế phi chính thức. Khoảng 168,2 triệu trong tổng số lực lượng lao động đô thị là 283 triệu (chiếm 59%) hoạt động trong khu vực kinh tế phi chính thức, hơn 300 triệu lao động phi chính thức đang làm nông nghiệp.
Ấn Độ có một trong những nền kinh tế có khu vực phi chính thức lớn nhất trên thế giới: 99,3% các doanh nghiệp khởi nghiệp chưa đăng ký và hoạt động trong nền kinh tế phi chính thức, và 84,3% lao động phi nông nghiệp có việc làm chính trong nền kinh tế phi chính thức, trong đó 79,2% làm việc phi chính thức trong các doanh nghiệp phi chính thức.