MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Góc nhìn CTCK: Xu hướng giằng co là chủ đạo, chưa phải điểm mua an toàn

Góc nhìn CTCK: Xu hướng giằng co là chủ đạo, chưa phải điểm mua an toàn

Trong ngắn hạn, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nên tận dụng nhịp hồi phục để hạ tỷ trọng cổ phiếu và chưa nên mua mới trong giai đoạn này.

Góc nhìn CTCK: Xu hướng giằng co là chủ đạo, chưa phải điểm mua an toàn - Ảnh 1.

Thị trường chứng khoán giao dịch phiên đầu tiên của tháng 10 với xu hướng giằng co là chủ đạo. VN-Index đóng cửa phiên 2/10 tăng nhẹ 1,1 điểm (+0,1%) lên 1.155,25 điểm.

Thanh khoản “tụt áp” với giá trị khớp lệnh trên HoSE còn vỏn vẹn 10.050 tỷ đồng cùng khối lượng khớp lệnh 466 triệu cổ phiếu, mức thấp nhất trong nhiều tháng trở lại đây. Trong bối cảnh đó, giao dịch khối ngoại trở thành điểm sáng khi mua ròng hơn 166 tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Góc nhìn CTCK: Xu hướng giằng co là chủ đạo, chưa phải điểm mua an toàn - Ảnh 2.

Nhận định về thị trường trong những phiên tới, các CTCK đa phần đưa ra những nhận định trái chiều:

Tiếp tục giằng co

Chứng khoán BSC: Trong những phiên giao dịch tới, xu hướng của thị trường giằng co có thể sẽ tiếp tục và ngưỡng 1.165 cần được chinh phục để VN-Index quay trở lại xu hướng tích cực hơn.

Chưa phải điểm mua vào an toàn

Chứng khoán Yuanta: VN-Index có thể biến động giằng co quanh đường trung bình 100 phiên và thị trường có thể vẫn có khả năng quay lại đà giảm trong phiên kế tiếp. Nhìn chung, tâm lý nhà đầu tư vẫn còn bi quan với diễn biến thị trường hiện tại và thị trường vẫn đang trong giai đoạn hồi phục kỹ thuật.

Lực cầu vẫn còn yếu khiến thị trường vẫn chưa thể hồi phục mạnh. Tỷ lệ Risk/Reward của VN-Index ở mức 0,98 vẫn chưa phải là điểm mua an toàn. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức giảm. Do đó, trong ngắn hạn, Yuanta khuyến nghị các nhà đầu tư có thể tiếp tục nên tận dụng nhịp hồi phục để hạ tỷ trọng cổ phiếu và chưa nên mua mới trong giai đoạn này.

Tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh

Chứng khoán KBSV: Việc hình thành mẫu nến doji cùng thanh khoản sụt giảm phiên 2/10 cho thấy áp lực cung cầu tương đối cân bằng và trạng thái thị trường đang trở nên có phần trung tính hơn. Dù vậy, xu hướng giảm điểm trong ngắn hạn vẫn đang đóng vai trò chủ đạo. VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trải qua áp lực điều chỉnh trong các phiên tới với ngưỡng hỗ trợ gần được đặt quanh 1.14x.

Áp lực cung có chiều hướng giảm

Chứng khoán VDSC: Áp lực cung có chiều hướng giảm sau 3 phiên lưỡng lự. Tín hiệu này có thể giúp chỉ số nới rộng nhịp hồi phục nhưng mức độ hồi phục sẽ hạn chế và tùy thuộc vào trạng thái dòng tiền hỗ trợ. Nếu dòng tiền hỗ trợ vẫn còn thấp thì rủi ro suy yếu trở lại sau nhịp hồi phục vẫn còn hiện hữu.

Kỳ vọng vượt mức cản gần nhất

Chứng khoán TPS: Thị trường được kỳ vọng sẽ vượt được mức cản gần nhất là đường SMA 100 ngày, qua đó mở ra cơ hội để chỉ số hướng về đường SMA 20 ngày. Ngược lại, nếu hỗ trợ trên bị phá vỡ, chỉ số có thể lùi sâu về cận dưới của kênh giá tăng (bắt đầu từ tháng 11/2022) để hình thành mẫu hình 2 đáy.

Năm Dòng Kẻ

Nhịp Sống Thị Trường

Trở lên trên