GWEC: Đến năm 2050, chỉ 43% công suất năng lượng gió được tạo ra cho mục tiêu net zero
Ảnh: cronicavasca.com
Trong lộ trình đến năm 2050, năng lượng gió là trụ cột trung tâm để đạt được mục tiêu net zero và tạo ra nhiều điện sạch hơn bất kỳ nguồn nào khác.
- 20-10-2021Thu nhập bình quân lao động quý 3 còn thấp hơn cả 'đáy' trong vòng 10 năm
- 20-10-2021Việt Nam sắp có thêm 9 tuyến đường sắt dài hơn 2.300 km, gồm đường sắt cao tốc Bắc - Nam và tuyến TP. HCM - Cần Thơ
- 05-10-2021Điện gió Tây Nguyên: Hai màu tối sáng
Tuy nhiên, theo báo cáo của Hội đồng Năng lượng gió toàn cầu (GWEC), Việt Nam chưa phát triển đủ năng lượng gió để hiện thực hóa tương lai này. Với 3/4 lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu bắt nguồn từ lĩnh vực năng lượng, việc nhanh chóng giảm phát thải khí CO2 là điều cấp thiết và quan trọng.
Báo cáo của GWEC cho biết, các quốc gia cần có hành động ngay để thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng, tránh phải đối mặt với những nguy cơ và hiểm họa ngày càng gia tăng khi trái đất dần nóng lên.
Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2021 (COP26) đã đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên phát triển bền vững mới, với việc sử dụng năng lượng tái tạo.
Lấy năng lượng gió làm trụ cột
Năng lượng gió là trọng tâm để giảm biến đổi khí hậu. Với gần 800 GW được lắp đặt trên toàn thế giới, năng lượng gió giúp tránh được hơn 1,1 tỷ tấn CO2 thải ra hàng năm - tương đương với toàn bộ lượng khí thải carbon hàng năm ở khu vực Mỹ Latinh.
Đây là một giải pháp xuyên suốt nhằm hướng tới việc không phát thải CO2 trong các ngành sử dụng nhiều năng lượng như chuyên chở, thép, xi măng và hóa chất. Đồng thời, giải pháp này còn hỗ trợ môi trường tự nhiên, đa dạng sinh học và nông nghiệp.
Theo lộ trình net zero của Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (IRENA) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đến năm 2050, mục tiêu sản xuất điện toàn cầu sẽ bao gồm năng lượng gió (35%), năng lượng mặt trời (33%), thủy điện (12%), hạt nhân (8%), năng lượng sinh học (5%), năng lượng hydro (2%), nhiên liệu hóa thạch có sử dụng và lưu trữ carbon (2%).
Theo đó, báo cáo đánh giá, năng lượng gió sẽ tạo ra nhiều điện sạch hơn bất kỳ nguồn năng lượng nào khác, và được coi là trụ cột chính để đạt được mục tiêu net zero.
Net zero là sự cân bằng giữa khí nhà kính được tạo ra và lượng khí nhà kính được loại bỏ khỏi bầu khí quyển. Mục tiêu net zero đạt được khi lượng khí nhà kính thêm vào không nhiều hơn lượng khí nhà kính bớt đi. Tuy nhiên, thế giới chưa phát triển đủ năng lượng gió để hiện thực hóa tương lai này.
Theo chuyên gia của GWEC, nếu điện gió vẫn giữ tỷ lệ lắp đặt như hiện nay thì đến năm 2050, thế giới sẽ chỉ tạo ra 43% công suất điện cần thiết cho mục tiêu net zero.
Muốn đạt được kết quả này trong vòng 9 năm tới, sản lượng năng lượng gió hàng năm trên toàn cầu phải tăng gấp 4 lần so với 93 GW được lắp đặt vào năm ngoái.
Tăng sản xuất điện gió
Các quốc gia phải thiết lập mục tiêu cụ thể về công suất hoặc sản lượng gió với mốc thời gian rõ ràng và chi tiết. Thêm vào đó, những mục tiêu này cần được thống nhất giữa các cơ quan nhà nước quản lý về khí hậu, năng lượng, kinh tế, môi trường, cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động, nhằm bảo đảm chính quyền có đủ nguồn lực thực hiện.
Ngoài việc mở rộng điện khí hóa để tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng nguồn năng lượng, chính phủ có thể xem xét các giải pháp năng lượng hydro xanh, hỗ trợ bằng năng lượng gió để các lĩnh vực sản xuất không còn phát thải carbon.
Cam kết nhanh chóng loại bỏ sản xuất năng lượng từ than
Lượng khí phát thải trong quá trình sản xuất năng lượng từ than có thể gây hại đến cộng đồng và môi trường. Thêm vào đó, chi phí sản xuất cũng ngày càng cao hơn so với nguồn năng lượng tái tạo. Vì vậy, các quốc gia trên toàn thế giới cần cam kết nhanh chóng đóng cửa các nhà máy than kể từ năm 2022 và tuân thủ tiến trình ngừng hoạt động hoặc đóng cửa.
Kết quả tích cực từ cam kết này là làm giảm sự nóng lên toàn cầu, cũng như tiết kiệm hàng tỷ USD vào việc mua năng lượng và chi phí sức khỏe công cộng.
Ngoài ra, toàn thế giới cần có ngay một thỏa thuận về việc loại bỏ than bao gồm: lệnh cấm đầu tư mới vào các nhà máy than, cam kết từ chính phủ không mở thêm nhà máy than mới và sớm đóng cửa các nhà máy hiện có, cũng như cơ chế quy định sự minh bạch và trách nhiệm để đáp ứng các cam kết này, cuối cùng là các giải pháp để đền bù khi đóng cửa nhà máy than.
Đào tạo lực lượng lao động làm trong lĩnh vực năng lượng sạch
Đến năm 2030, thế giới sẽ có thêm gần 40 triệu việc làm được tạo ra từ các khoản đầu tư vào quá trình chuyển đổi năng lượng, chẳng hạn như phát triển năng lượng tái tạo và năng lượng gió tầm cỡ lớn.
Lợi ích được tạo ra trong quá trình chuyển đổi năng lượng cũng làm tăng trưởng GDP và các chỉ số an sinh xã hội.
Chính phủ có thể bắt đầu kế hoạch chuyển đổi và tái đào tạo lực lượng lao động, nhằm tạo ra cơ hội việc làm bền vững ở lĩnh vực năng lượng sạch, cho người lao động đang làm việc trong các ngành công nghiệp sắp thoái trào, như sản xuất nhiên liệu hóa thạch và các lĩnh vực phụ trợ.