Hà Nội dừng xe máy: Bài toán khó nhưng không phải bất khả thi
Các chuyên gia cho rằng khi nhu cầu đi lại bằng phương tiện vận tải công cộng của người dân được đáp ứng, nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân sẽ giảm mạnh.
- 27-08-2017Người dân nói gì về lộ trình hạn chế xe máy ở Hà Nội?
- 25-08-2017Hà Nội chính thức duyệt đề án dừng xe máy năm 2030
- 29-07-2017Hạ tầng có phát triển kịp khi Hà Nội dừng xe máy?
- 29-07-2017Ngoài xe máy, điều người Việt có nhiều thứ hai chỉ có thể là quán cà phê. Bán cà phê...
- 24-07-20172030: Hà Nội hạn chế xe máy chứ không cấm hẳn
Với số phiếu lên tới 90% nhất trí, Hội đồng Nhân dân TP Hà Nội đã thông qua đề án "Tăng cường quản lý phương tiện, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2017 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030". Theo đó, mục tiêu quan trọng là tỷ lệ người sử dụng phương tiện công cộng năm 2030 đạt 50 - 55%.
Giai đoạn 1, từ năm 2017 - 2018 là thực hiện quản lý các phương tiện tham gia giao thông. Hà Nội có tới trên 500.000 ô tô các loại và gần 5 triệu xe máy . Tiến đến năm 2020, Hà Nội sẽ thực hiện các giải pháp về quản lý số lượng, chất lượng phương tiện, phát triển vận tải hành khách công cộng; đồng thời xe cá nhân sẽ được áp dụng theo ngày chẵn, lẻ đối với từng khu vực, tuyến phố thường xuyên ùn tắc. Tới năm 2030, Hà Nội sẽ tiến tới hạn chế hoạt động xe cá nhân ở một số khu vực.
Nói về tính khả thi của đề án này, ông Khuất Việt Hùng - Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia - chia sẻ: "Những người làm quản lý phải có trách nhiệm đặt ra mục tiêu và phải có kịch bản phát triển cho mục tiêu đó. Khi mọi người dân sinh sống trong 80% không gian vùng lõi đô thị có thể tiếp cận thuận lợi trạm dừng và dịch vụ vận tải công cộng trong bán kính 500m, nhu cầu đi lại bằng phương tiện cá nhân của người dân sẽ giảm sâu, đặc biệt là trong giờ cao điểm. Nếu kịch bản đó diễn ra, đề án này sẽ rất khả thi".
VTV1