Hai lần mắc ung thư, bà cụ Nhật Bản vẫn lập kỷ lục sống thọ nhất thế giới nhờ 3 bí mật
Tuy từng trải qua khá nhiều lần phẫu thuật và hai lần mắc ung thư nhưng cụ bà Tanaka Riko vẫn lập kỷ lục sống thọ nhất thế giới vào năm 2019.
- 29-03-2024Cụ bà 5 con, U100 vẫn nhanh nhẹn, minh mẫn nhờ vào 1 việc duy nhất: "Với tôi, tuổi tác chỉ là con số"
- 27-03-2024Người dân ở 3 quốc gia sống thọ nhất thế giới đều có những thói quen này, nhiều người Việt cũng làm mà chưa thường xuyên
- 27-03-2024Vua Khang Hy va Càn Long nổi tiêng sống thọ nhất trong các đời vua nhà Thanh: Bí quyết hóa ra đơn giản đến vậy!
Những bí quyết để cụ bà 2 lần mắc ung thư trở thành người sống thọ nhất thế giới
Vào đầu tháng 3/2019, Kỷ lục Guinness Thế giới đã xác nhận cụ bà Tanaka Riko (1903, Nhật Bản) đã trở thành "người sống thọ nhất thế giới" với 116 tuổi 66 ngày.
Tháng 9/2020, bà Tanaka Riko trở thành người cao tuổi nhất được ghi nhận tại Nhật Bản với 117 tuổi 261 ngày. Bà đã sống và trải qua 5 thời đại của Nhật Bản là Meiji (Minh Trị), Taisho (Đại Chính), Showa (Chiêu Hòa), Heisei (Bình Thành) và Reiwa (Lệnh Hòa).
Đến năm 2022, cụ bà Tanaka Riko đã qua đời và hưởng thọ 119 tuổi. Cụ từng nói mình sẽ sống tới 120 tuổi nhưng điều đó đáng tiếc chỉ còn thiếu một chút. Tuy nhiên, với bà cụ này, việc trở thành người sống thọ nhất thế giới đã là một phép màu bởi trước đó, bà đã hai lần thoát khỏi căn bệnh ung thư.
Tanaka Riko đã trải qua nhiều bệnh tật trong hơn 100 năm cuộc đời. Năm 35 tuổi, bà nhiễm phó thương hàn; trải qua phẫu thuật ung thư tuyến tụy ở tuổi 45; phẫu thuật sỏi mật ở tuổi 76 và phẫu thuật đục thủy tinh thể ở tuổi 90.
Ở tuổi 103, cụ bà được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng và phải phẫu thuật. Tanaka Riko đã tóm tắt bốn điểm khi nói về bí quyết sống lâu của mình.
1. Đi bộ
"Cuộc sống là chuyển động" - đây là quan niệm mà cụ bà Tanaka Riko luôn tuân thủ. Trong cuộc sống thường ngày, bà rất thích đi bộ. Ngay cả khi già và chân trở nên yếu thì bà cũng sẽ chống gậy hoặc xe để đi bộ ít nhất 15 phút mỗi ngày. Chính việc kiên trì luyện tập đã tạo nền tảng vững chắc cho tuổi thọ của bà.
Đi bộ có thể giúp người cao tuổi cải thiện chức năng vận động, tim phổi, khả năng giữ thăng bằng và đặc biệt có tác dụng phòng ngừa các bệnh như cao huyết áp, mỡ máu, béo phì... Không chỉ vậy, việc đi bộ còn có thể giảm nguy cơ lão hóa ở một mức độ nhất định.
2. Số học
Năm 102 tuổi, cụ bà Tanaka Riko và thường xuyên làm các bài số học kể từ đó. Việc này không phải để thử thách độ thông minh mà chỉ nhằm mục đích khiến não bộ được vận động. Bà tin rằng việc thường xuyên suy nghĩ có thể khiến bản thân điều trị chứng mất trí nhớ.
Luyện tập trí não có thể giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức và duy trì tuổi thọ. Trên toàn cầu, cứ ba giây lại có một người cao tuổi mắc chứng suy giảm nhận thức, bệnh tăng dần theo độ tuổi. Ngoài số học, có thể luyện tập bằng một số phương pháp khác như những trò chơi giải đó, cờ...
3. Nhảy múa
Tanko Bushi là một điệu nhảy truyền thống trong lễ hội tại Nhật Bản. Từ năm 7 tuổi, cụ bà Tanaka Riko đã rất thích nhảy theo những điệu nhảy đơn giản đó. Dù càng lớn tuổi, bàn chân và tay không còn linh hoạt nhưng cụ vẫn kiên trì thực hiện chúng, không cần quá phức tạp mà chỉ thực hiện một số động tác đơn giản nhưng có thể thư giãn, thả lỏng xương khớp.
Việc này không chỉ giúp người cao tuổi cải thiện trí nhớ, điều phối các chức năng cơ thể, nâng cao khả năng nhận thức mà còn có thể làm giảm bớt sự suy giảm khả năng giữ thăng bằng. Ngoài ra, việc nhảy múa còn có thể thúc đẩy sự tương tác xã hội ở người già và tăng cường sức khỏe tinh thần.
Chế độ ăn uống lành mạnh của người Nhật Bản
Bên cạnh những điều trên thì chế độ ăn uống lành mạnh chính là bí quyết giúp người Nhật có thể sống thọ và khỏe mạnh.
1. Ăn uống thanh đạm, cân bằng
Nhìn chung, chế độ ăn uống của người Nhật khá thanh đạm và cân bằng. Thành phần cơ bản trong những bữa ăn bao gồm: cá giàu omega, gạo, ngũ cốc nguyên hạt, đậu phụ, đậu nành, miso, rong biển và rau.
Những thực phẩm này nhìn chung rất ít chất béo bão hòa, ít đường, giàu vitamin và khoáng chất, có thể làm giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim.
Chế độ ăn uống lành mạnh này cho phép Nhật Bản duy trì sức khỏe với chỉ 4,3% dân số béo phì, ngay cả khi khi các quốc gia khác đang có tỷ lệ béo phì không ngừng tăng cao theo các năm.
Béo phì là nguyên nhân chính gây ra những căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư và bệnh tim. Chính vì vậy, một trong những lý do khiến người Nhật sống thọ và khỏe mạnh hơn có lẽ là do chế độ ăn uống.
Một nghiên cứu trên tạp chí Y khoa Anh đã chỉ ra rằng, nếu tuân thủ thói quen ăn uống này chính phủ Nhật Bản khuyến nghị, tỷ lệ tử vong có thể thấp hơn đến 15%. Hơn nữa, người Nhật ăn uống rất lành mạnh và khoa học ngay từ khi còn nhỏ với những bữa ăn tuân theo quy định của chính phủ.
Bữa trưa bao gồm nhiều rau, trái cây và rất ít đường bột. Học cách ăn một chế độ ăn uống cân bằng ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp có được sức khỏe tốt trong suốt quãng đời còn lại.
2. Ăn no 8 phần, ăn chậm và nhai kỹ
Trẻ em Nhật Bản thường được dạy về nguyên tắc ăn no tám phần trăm ngay từ khi còn nhỏ. Thông thường, phải mất ít nhất 20 phút để não nhận ra rằng cơ thể đã no. Khẩu phần ăn nhỏ hơn và tốc độ ăn chậm hơn cũng là lý do khiến người Nhật sống lâu hơn.
Khi đến giờ ăn, người Nhật sẽ bày thức ăn ra nhiều đĩa nhỏ, mọi người ngồi dưới sàn và cùng nhau ăn. Ngoài ra, việc ăn bằng đũa khiến quá trình bữa ăn diễn ra chậm hơn và giúp ích cho việc tiêu hóa.
3. Uống matcha và trà xanh thường xuyên
Nhật Bản đã uống matcha trong nhiều thế kỷ và trà đạo cũng đóng một vai trò quan trọng trong văn hóa Nhật Bản. Matcha Nhật Bản là một loại đồ uống cổ xưa, giàu chất chống oxy hóa và giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thư, thậm chí bảo vệ màng tế bào.
Tất cả những điều trên có thể làm chậm quá trình lão hóa tế bào cũng như hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường năng lượng và điều hòa huyết áp.
Bí mật của những tác dụng kỳ diệu này nằm ở quy trình sản xuất matcha. Khi lá non phát triển phần lớn thời gian không tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, từ đó làm tăng hàm lượng diệp lục và chất chống oxy hóa.
Nguồn: Abolouwang
Trí thức trẻ