Ham hố tậu nhà trong cơn sốt, 2/3 người mua ‘hối không kịp’
Một số người đã "may mắn" mua được nhà bằng cách trả giá cao hơn giá thị trường và thậm chí là vội quyết định mua nhà với hi vọng làm được điều đó trước người khác.
- 03-06-2021Lộ diện hai khu vực giá bất động sản giảm sâu rồi bất động, "trốn" được cơn sốt đất sôi sục vừa qua
- 30-05-2021Đất hạ nhiệt, dịch Covid-19 bùng phát, giá bất động sản sẽ thế nào?
- 27-05-2021Giá đất bật tăng nhanh, nhà đầu tư bỏ phố về quê “săn” đất
Một cuộc khảo sát mới của Bankrate cho thấy gần 2/3 (64%) thế hệ Millennials (sinh từ năm 1980-2000) khi được hỏi đều nói rằng họ hối hận khi mua nhà. Khảo sát đã hỏi ý kiến của gần 2.000 người và 20% trong số đó cho rằng chi phí duy trì đắt đỏ là lý do họ hối hận.
Những lý do trên có vẻ không quá đáng ngạc nhiên trong thị trường nhà đất ở Mỹ hiện nay. Tình trạng thiếu nhà lịch sử cùng sự khan hiếm gỗ xẻ đã đẩy chi phí nhà ở lên mức cao kỷ lục, đồng thời tạo ra thách thức mới về khả năng chi trả của thế hệ Millennials – những người ở trong độ tuổi phù hợp để sở hữu nhà riêng.
Đây là đối tượng mua nhà nhiều nhất thị trường nhà ở tại Mỹ năm ngoái. Tuy nhiên, khi cơn sốt nhà đất lên đến đỉnh điểm, họ không còn là thế hệ được tiếp cận với quyền mua nhà nhiều như trước nữa.
Mặt khác, một số người đã "may mắn" mua được nhà bằng cách trả giá cao hơn giá thị trường và thậm chí là vội quyết định mua nhà với hi vọng làm được điều đó trước người khác.
Stella Guan là một ví dụ. Cô cho biết mình rất hối hận khi mua nhà trong đại dịch. Cô chuyển từ New Jersey đến Los Angeles và muốn mua nhà càng sớm càng tốt để ổn định cuộc sống. Khi mua được căn nhà theo phong cách trang trại mơ ước, Guan nói rằng cô cảm thấy rất may mắn vì không bị lừa.
Thế nhưng điều mà Guan không lường trước được là chi phí sửa chữa cao hơn dự tính. Cụ thể, cô đã chi tới 50.000 USD để đại tu. Trước đó, cô dự định trang trí ngôi nhà theo sở thích nhưng kết quả là phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ chỉ để sửa chữa.
Sau đó, vì không tìm được người mua nên Guan phải bán nhà cho một công ty trung gian và chỉ thu lại được hơn 50% số tiền của mình. Qua kinh nghiệm đau thương này, cô cho biết tình trạng khan hiếm hiện tại của thị trường nhà đất có thể đẩy mọi người vào những quyết định khiến họ hối hận sau này.
Sở hữu nhà không phải lúc nào cũng như mọi người tưởng tượng
Guan không phải người duy nhất nhận thấy việc cải tạo nhà cửa tốn kém. Một khảo sát hàng năm của Ngân hàng Trung ương Mỹ cho thấy thế hệ Millennials có nhiều khả năng mua một căn nhà cũ hơn là nhà mới và nhiều người đang vay tiền để sửa sang nhà khi chi phí đó vượt quá 10.000 USD.
Tỷ lệ vay tiền để cải tạo nhà ở thế hệ Millennials năm 2017 là 34%, còn ở thời điểm hiện tại, con số đó đã tăng lên 42%.
Ngoài ra, dữ liệu cho thấy một xu hướng khá mới là mọi người bắt đầu sử dụng hình thức mua nhà trực tuyến và thông qua mạng xã hội nhiều hơn bởi sự tiện lợi cũng như tiết kiệm thời gian của nó. Tuy nhiên, mặt trái của việc này là không phải lúc nào căn nhà họ có ý định mua cũng giống căn nhà được quảng cáo trên mạng.
Thao Le, một chuyên gia tài chính bất động sản tại Đại học Georgia State nhận định: "Sự ảnh hưởng của đại dịch với nền kinh tế thế giới vẫn còn nhiều điều khó dự đoán. Chính vì vậy, trước khi mua nhà, những người có nguyện vọng nên xem xét kỹ lượng tình hình tài chính và sự đảm bảo công việc của họ để không hối hận về sau".
Nguồn: BI
Doanh nghiệp và tiếp thị