Hạn chế các thủ đoạn tấn công mới vào app ngân hàng
Những kẻ lừa đảo hiện nay đã có thêm nhiều thủ đoạn mới, có thể chiếm quyền điều khiển của ứng dụng ngân hàng và tự thực hiện xác thực sinh trắc học từ xa.
- 05-12-2024Chuyên gia cảnh báo: Nguy cơ lộ thông tin, mất tiền khi mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử
- 05-12-2024Người tham gia bảo hiểm nhân thọ chú ý: Công ty bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường nếu khách hàng mắc 1 trong những căn bệnh sau
- 05-12-2024Một ngân hàng tăng phí thông báo biến động số dư qua tin nhắn SMS, thấp nhất là 30.000 đồng/tháng/thuê bao
Năm 2024, số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã tăng hơn 83%, trong đó có một tỷ lệ rất cao là lừa đảo thông qua internet và trên các thiết bị cá nhân. Trong thời điểm cuối năm, bước vào các mùa cao điểm giao dịch, mua sắm, các thủ đoạn này cũng có nguy cơ bùng phát trở lại, thậm chí có thêm các thủ đoạn mới. Vì vậy, cả người dùng cũng như các ngân hàng sẽ cần tăng cường, nâng cao hiệu quả bảo mật để khắc chế các thủ đoạn này.
Theo phản ánh từ một số ngân hàng, những kẻ lừa đảo hiện nay đã có thêm nhiều thủ đoạn mới, chúng có thể chiếm quyền điều khiển của ứng dụng ngân hàng và tự thực hiện xác thực sinh trắc học từ xa mà người dùng không hề hay biết.
Ông Vũ Thành Trung - Phó Chủ tịch Ngân hàng MBank cho biết: “Chiếm toàn bộ quyền điện thoại, sau đó bật camera mà khách hàng không nhận biết và thực hiện ghi hình ảnh của khách hàng trực tiếp và gửi tới ngân hàng. Với các công nghệ kiểu như vậy, việc áp dụng sinh trắc học sẽ không có ý nghĩa”.
Cả người dùng cũng như các ngân hàng sẽ cần tăng cường, nâng cao hiệu quả bảo mật
Theo các chuyên gia, mặc dù có tỷ lệ rất thấp nhưng khả năng này vẫn có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc này sẽ vô cùng khó nếu ngân hàng có các kịch bản phòng ngự đủ tốt.
Ông Nguyễn Minh Đức - Giám đốc Công ty CP An toàn thông tin Cyradar nêu ý kiến: “Khi kiểm tra xác thực, chúng ta cũng nên đưa ra những yêu cầu cụ thể hơn là đưa gần, đưa xa, quay nghiêng, quay trái, quay phải… để người sử dụng thực hiện theo lúc họ biết là họ đang thực hiện xác thực. Tránh tình trạng khuôn mặt của người dùng bị lợi dụng khi họ đang sử dụng thao tác trên điện thoại”.
Cơ quan công an khuyến nghị người dùng trước mắt phải bảo vệ chính chiếc điện thoại của mình, tránh bị kẻ xấu chiếm đoạt, lợi dụng.
Đại tá Hoàng Ngọc Bách - Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an nhận định: “Không được truy cập vào các đường link lạ, khi truy cập đường link lạ đó, lập tức có nguy cơ bị mất thông tin tài khoản ngân hàng”.
Cuối năm là dịp các vụ việc lừa đảo có thể gia tăng tới 30% so với các thời điểm khác trong năm. Do đó, nâng cao cảnh giác và thiết lập các mức độ bảo mật cao hơn trên ứng dụng sẽ là cách hiệu quả để người dùng đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như tiền trong tài khoản.
vtv.vn
Sự kiện: Bảo vệ ví tiền
Xem tất cả >>- 3 nhóm tài khoản ngân hàng sẽ bị khóa thẻ, tạm ngừng giao dịch từ 1/1/2025
- Mất thẻ ATM có nguy hiểm?
- Ứng tuyển an toàn tại ACB: Lưu ý quan trọng để tránh lừa đảo
- Sau 6 lần chuyển tiền tổng cộng 343 triệu, bị "đối tác làm ăn" chặn số Zalo: Người đàn ông vội đến công an trình báo
- Người dùng chưa xác thực sinh trắc học vẫn có thể rút tiền tại máy ATM trong trường hợp này từ ngày 1/1/2025