Hạn hán, mưa ít làm lợi nhuận doanh nghiệp thủy điện giảm sâu trong quý 1
Thời tiết ít mưa, nhiều vùng hạn hán nặng đã làm cho các doanh nghiệp thủy điện báo lãi sụt giảm thậm chí là thua lỗ.
Khó khăn của các doanh nghiệp thủy điện đã được dự báo trước, với hoạt động phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thủy văn, tình trạng El Nino quay trở lại trong năm 2019 làm giảm lượng nước về các hồ chứa đã gây ảnh hưởng đến hiệu suất phát điện của các nhà máy.
Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 14/2/2020, tổng dung tích nước hiện có tại các hồ thủy điện của EVN là 16,8 tỷ m3, thiếu hụt 13,9 tỷ m3 so với tổng dung tích các hồ (riêng lưu vực sông Hồng thiếu hụt 10 tỷ m3) và thấp hơn cùng kỳ đầu năm 2019 là 6,6 tỷ m3. Điều kiện thời tiết không thuận lợi là nguyên nhân chính khiến sản lượng điện sản xuất từ thủy điện trong tháng 1/2020 của EVN giảm tới 38,31% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 3,066 tỷ kWh.
Nhận định diễn biến nguồn nước từ tháng 2 - 7/2020, lãnh đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn (KTTV) cho biết, khu vực Bắc Bộ tiếp tục thiếu hụt nguồn nước so với trung bình nhiều năm, trong đó, thiếu hụt nhiều vào các tháng 2 - 4/2020, đặc biệt trên lưu vực sông Đà (đến các hồ chứa Lai Châu, Sơn La và Hòa Bình) và trên lưu vực sông Thao.
Còn tại khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên, lượng dòng chảy trên các sông phổ biến ở mức thiếu hụt so với trung bình cùng kỳ nhiều năm từ 25 - 80%, một số sông thiếu hụt trên 90%. Từ tháng 3 - 5/2020, tình trạng khô hạn, thiếu nước cục bộ ngoài vùng cấp nước của công trình thủy lợi khả năng xảy ra tại các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Thuận, Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên.
Trước diễn biến bất lợi trên, EVN dự báo, tổng sản lượng thủy điện toàn hệ thống trong 6 tháng mùa khô năm 2020 sẽ giảm 4,2 tỷ kWh so với kế hoạch.
Trên sàn niêm yết hàng loạt doanh nghiệp thủy điện đã công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với doanh thu và lợi nhuận đa số sụt giảm so với cùng kỳ.
Về doanh thu mức sụt giảm mạnh nhất thuộc về Thủy điện A Vương (AVC, tiếp đó Thủy điện Hủa Na (HNA), thủy điện Geruco Sông Công (GSC) cũng có mức sụt giảm mạnh lần lượt là 66% và 63% so với cùng kỳ, Sông Ba (SBA), Sông Ba Hạ (SBH) cũng lần lượt 48% và 45% so với cùng kỳ, cá biệt có trường hợp của Thủy điện miền Nam (SHP), Sê San 4A (S4A) và Thủy điện Hương Sơn (GSM) có doanh thu tăng trưởng so với cùng kỳ.
Với đặc điểm kinh doanh phụ thuộc nhiều vào thời tiết và thủy văn theo đó với tình hình thời tiết trong quý 1/2020 được đa số các doanh nghiệp thủy điện phản ánh là ít mưa, nhiều vùng hạn hán nặng nên cùng nguồn thu sụt giảm lợi nhuận của nhóm doanh nghiệp thủy điện cũng giảm mạnh trong quý 1.
Đã có 3 doanh nghiệp thủy điện báo lỗ trong quý 1 trong đó mức lỗ lớn nhất đang thuộc về Thủy điện Hủa Na (HNA) với con số lỗ lên tới gần 79 tỷ đồng – HNA cho biết trong quý 1 do bị ảnh hưởng nặng nề bởi diễn biến thời tiết bất thường, hạn hán xảy ra trên diện rộng, lưu lượng nước về hồ trong quý 1/2020 ở mức rất thấp chỉ bằng 68% so với trung bình nhiều năm và bằng 64% so với cùng kỳ.
Tiếp đó do doanh thu sụt giảm và giá vốn vẫn ở mức cao khiến thủy điện A Vương (AVC) báo ỗ hơn 31 tỷ đồng. Hai doanh nghiệp thủy điện khác cũng đã lỗ trong quý 1/2020 là Thủy điện Miền Nam (SHP) lỗ 5,6 tỷ đồng và Thủy điện Sử Pán 2 (SP2) lỗ 13 tỷ đồng. Tuy nhiên giải thích về tình trạng thua lỗ của mình SHP cho rằng do đặc thù của ngành thủy điện nên sản lượng điện 6 tháng đầu năm chỉ bằng tối đa 30% sản lượng điện cả năm. Bên cạnh đó tháng 3 của quý 1 là cao điểm của mùa khô nên lưu lượng nước trong quý 1 luôn thấp hơn nhiều quý liền kề trước đó.
Mặc dù không thua lỗ nhưng cả GSC, SBH, S4A, SBA, DRL, SJD, SEB mẹ đều có lợi nhuận sụt giảm so với cùng kỳ trong đó Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) lãi hơn 10 tỷ đồng giảm 79% so với cùng kỳ cũng do lưu lượng nước về hồ ít, SBA cho biết trong quý 1/2020 thời tiết diễn biến bất thường, số ngày mưa ít hơn so với cùng kỳ nên sản lượng điện phát giảm 55% so với quý 1/2019 kéo theo lợi nhuận sụt giảm trong khi đó S4A ghi nhận lãi ròng giảm mạnh 78%, xuống chỉ còn gần 2 tỷ đồng do tỷ giá biến động mạnh.
Điểm sáng trong quý 1/2020 thuộc về HJS, GSM và SVH khi báo lãi tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó HJS dù doanh thu sụt giảm nhưng tiết kiệm được giá vốn và chi phí tài chính trong khi GSM nhờ doanh thu tăng trưởng nên lãi ròng 4,3 tỷ đồng trong khi cùng kỳ thua lỗ.
Tổ Quốc
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- TEG: Quý 1/2020 lãi thấp, lên kế hoạch cả năm lãi 64 tỷ đồng gấp 12 lần 2019
- Thuỷ sản Minh Phú (MPC): Quý 1 lãi hợp nhất 55 tỷ đồng giảm 32% so với cùng kỳ
- KQKD ngành thép quý 1: Có nhiều doanh nghiệp lãi tăng trưởng mạnh
- Doanh nghiệp thủy sản quý 1 lãi thấp, kỳ vọng phục hồi hậu Covid - 19
- Ngoprexco (NGC): Ngừng sản xuất, quý 1 báo lỗ 9 tỷ đồng