Hãng xe máy điện Dat Bike vừa nhận khoản vay 4 triệu USD từ InfraCo Asia (PIDG)
Đến nay, tổng số vốn Dat Bike huy động được hiện nay đã vượt trên 25 triệu USD.
- 26-08-2024Tập đoàn 200 tuổi đến từ Hong Kong: Nắm lượng cổ phiếu REE, Vinamilk, THACO trị giá hơn 2 tỷ USD, sở hữu nhiều tòa văn phòng đắc địa tại Hà Nội, có lợi ích tại các chuỗi Starbucks, KFC Vietnam...
- 26-08-2024Một công ty BĐS có nợ phải trả gần 1,5 tỷ USD, gấp 7 lần vốn chủ sở hữu, đang phải trả lãi cho 182 lô trái phiếu
- 26-08-2024Sau 'cú nổ' 30Shine cắt tóc nam, loạt chuỗi gội đầu, rửa mặt '5 sao' mọc lên khai phá miếng bánh màu mỡ đang bị chiếm lĩnh bởi cửa hàng nhỏ lẻ
Dat Bike vừa thông báo nhận được khoản vay chuyển đổi trị giá 4 triệu USD từ InfraCo Asia, một thành viên thuộc Tập đoàn Phát triển Hạ tầng Tư nhân (PIDG).
Được biết, Dat Bike là một startup của Việt Nam trong việc phát triển xe máy điện với hơn 90% linh kiện được sản xuất trong nước. Theo Công ty, khoản đầu tư này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình của Dat Bike, cho phép Công ty nâng cao gấp đôi năng lực sản xuất thông qua việc mở rộng cơ sở vật chất, tối ưu hóa công cụ và tăng cường tự động hóa.
Đến nay, tổng số vốn Dat Bike huy động được hiện nay đã vượt trên 25 triệu USD.
5 năm qua, Dat Bike đã ra mắt 4 mẫu xe mới. Gần nhất là là dòng Quantum, đáp ứng nhu cầu này với phạm vi hoạt động ấn tượng 270 km, công suất 7kW và khả năng sạc nhanh. Quantum có thể sạc 100 km đầu tiên chỉ trong 20 phút tại các trạm Dat Charge, và sạc đầy trong 4 giờ khi sử dụng ổ cắm điện tiêu chuẩn.
Còn PIDG, theo giới thiệu là tổ chức phát triển và tài trợ hạ tầng sáng tạo, khuyến khích và huy động đầu tư tư nhân vào các dự án hạ tầng tiên phong tại các thị trường biên giới ở châu Phi như Sahara, Nam Á và Đông Nam Á, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và chống đói nghèo. PIDG thực hiện tham vọng của mình song hành với các giá trị của tổ chức, bao gồm cơ hội, trách nhiệm, an toàn, liêm chính, và sức ảnh hưởng. Kể từ năm 2002, PIDG đã hỗ trợ 211 dự án hạ tầng đạt được quyết toán, giúp khoảng 222 triệu người có cơ hội tiếp cận cơ sở hạ tầng mới hoặc được cải thiện. PIDG được tài trợ bởi sáu chính phủ (Vương quốc Anh, Hà Lan, Thụy Sĩ, Úc, Thụy Điển, Đức) và Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC).
Với khoản vay 4 triệu USD từ InfraCo Asia, Dat Bike lên kế hoạch triển khai hơn 30.000 xe máy điện trong vòng 2 năm tới, với tiềm năng giảm phát thải gần 26.000 tCO2e (tấn CO2) mỗi năm và đóng góp đáng kể vào nỗ lực giảm thiểu khí thải carbon của Việt Nam. Giao dịch này cũng dự kiến tạo ra 30 công việc ngắn hạn và 29 công việc dài hạn, chú trọng đến sự đa dạng giới tính, với 24% số vị trí này dự kiến sẽ do nhân lực nữ đảm nhận.
Ông Sơn Nguyễn, CEO của Dat Bike, bày tỏ sự hào hứng về triển vọng tăng trưởng nhờ nguồn vốn này: "Với sự hỗ trợ đặc biệt này, Dat Bike sẽ đẩy nhanh tiến độ mở rộng quy mô sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao về xe máy điện tại Việt Nam".
Cũng theo vị này, thị trường xe máy điện tại Việt Nam đang phát triển vượt bậc, với tỷ lệ thâm nhập thị trường hàng năm đạt mức cao nhất Đông Nam Á là 16% vào năm 2023. Con số này dự kiến sẽ đạt 40% vào năm 2040.
"Việt Nam đang có rất nhiều ưu thế để vươn lên dẫn đầu trong xu hướng xe điện. Chính vì vậy đây là thời điểm vàng để bứt tốc bởi có lẽ chỉ 2-3 năm nữa, thị trường xe điện quốc tế sẽ bão hoà và doanh nghiệp xe điện Việt Nam nếu không thể dẫn đầu thì sẽ bị tụt lại rất nhanh", ông Nguyễn Bá Cảnh Sơn – CEO Dat Bike chia sẻ cuối năm qua.
Nhìn chung, xu hướng xe máy điện đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam và không nằm ngoài xu hướng chung trên toàn thế giới. Các bộ, ban, ngành cũng đã có những động thái nhằm tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của xe điện, như Nghị định 10/2022 về các chính sách ưu đãi hay gần đây là đề xuất của Bộ GTVT với khung hỗ trợ chuyển đổi sang xe ô tô điện. Điều này đồng nghĩa với việc thị trường đã trở nên sôi động hơn.
Về phía các đơn vị sản xuất, trong khi 5 năm trước thị trường hoàn toàn vắng bóng các nhà sản xuất xe điện thì đến nay chúng ta chưa bao giờ chứng kiến thị trường sôi động đến thế với sự tham gia của hàng chục hãng sản xuất lớn nhỏ và cả các hãng ngoại cũng ra mắt sản phẩm xe điện tại Việt Nam.
Về phía người dùng, người tiêu dùng Việt Nam đã có sự quen thuộc với xe điện, phần lớn do đã tiếp xúc với xe đạp điện nhập khẩu từ Trung Quốc hơn chục năm nay. Điều này làm cho việc sử dụng xe điện và sạc điện phần nào đã trở thành thói quen tự nhiên. Ngoài ra, những hiểu biết nhất định về xe điện của người tiêu dùng Việt Nam cũng giúp quá trình tìm hiểu và quyết định mua xe trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
So với khu vực, Việt Nam đang nắm giữ một số ưu thế quan trọng trong xu hướng xe điện toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và thị trường. Bởi,
+ Thứ nhất, Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực trẻ dồi dào, có kiến thức và kỹ năng trong ngành sản xuất. Điều này làm tăng hiệu suất lao động và giảm chi phí sản xuất, góp phần làm cho việc sản xuất xe điện trở nên cạnh tranh.
+ Thứ hai, các quặng đất hiếm được khám phá tại nước ta là nguyên liệu chính để sản xuất các thành phần quan trọng của xe điện, giúp giảm độ phụ thuộc vào nguồn cung từ các quốc gia khác và tăng tính độc lập của ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam.
Chưa kể, thị trường Việt Nam có mức tiêu thụ xe điện chiếm đến 80% sản lượng sản xuất trong khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, phân khúc khách hàng tiềm năng là lớp học sinh cấp 2-3, người đã quen với việc sử dụng xe đạp điện do ba mẹ mua cho. Đây là một đối tượng sẽ có tỉ lệ lựa chọn và chuyển đổi sang dùng xe điện cao hơn khi trưởng thành.