Hành lá, hành tía và hành tây đỏ: Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?
Trong số 21 loại hành, 3 loại được sử dụng rộng rãi nhất là hành lá, hành tía và hành tây đỏ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về sự khác biệt giữa ba loại hành này cùng giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại.
- 17-01-2021Tại sao nữ giới lại dễ mắc bệnh tuyến giáp nhiều hơn nam giới? 3 lý do sau đây sẽ khiến bạn bất ngờ
- 16-01-2021Ăn cũng cần tỉnh táo: Nguyên tắc ăn 2/3 trên đĩa và 6 'bớt' để ung thư không dám bén mảng!
- 16-01-202115 loại thực phẩm quen thuộc trong nhà bếp nhưng có thể là “khắc tinh” của sỏi thận
Hành là một trong những loại rau được trồng lâu đời nhất và sử dụng cho nhiều mục đích, ngoài mục đích làm ẩm thực. Đôi khi, các loại hành có thể khiến chúng ta nhầm lẫn về hình dạng, kích thước và màu sắc của chúng.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng có khoảng 21 loại hành khác nhau và mỗi loại trong số chúng đều đóng một vai trò quan trọng trong các món ăn khác nhau như súp, nước thịt, cà ri và salad.
Trong số 21 loại hành, 3 loại được sử dụng rộng rãi nhất là hành lá, hành tía và hành tây đỏ . Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về sự khác biệt giữa ba loại hành này cùng giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại.
Hành lá
Hành lá có tên khoa học là Allium fistulosum, trong đó fistulosum có nghĩa là "rỗng". Chúng được đặt tên như vậy vì chúng có củ tròn màu trắng và thân dài rỗng màu xanh lục. Cả củ và thân của hành lá đều được dùng để nấu ăn.
Như tên cho thấy, hành lá chủ yếu được thu hoạch vào mùa xuân. Củ có vị nhẹ hơn, ngọt hơn và dịu hơn so với các giống khác trong khi phần lá có hương vị đậm đà. Hành lá về cơ bản là hành tây chưa trưởng thành vì chúng được thu hoạch giữa quá trình phát triển của chúng.
So với hành tía và hành tây đỏ, hành lá chứa ít enzym làm cay mắt hơn. Tuy nhiên, ở một số người, nó vẫn có thể gây chảy nước mắt. Hành lá rất tốt cho các món xào như cơm rang và mì. Người ta cũng có thể sử dụng chúng ở dạng sống và cắt nhỏ trong món salad và nước chấm.
Lưu ý: Ở một số quốc gia, hành lá thường bị nhầm lẫn với hành tía. Trong khi hành tía có phần củ phình ra ở cuối, hành lá có phần củ với chiều rộng bằng chiều dài của thân.
So với hành tía và hành tây đỏ, hành lá chứa ít enzym làm cay mắt hơn.
Hành tía
Hành tía có tên khoa học là Alliumispitatum. Chúng có những củ nhỏ có bề ngoài tương tự như tỏi. Chúng dài hơn và mọc thành từng cụm chặt chẽ. Hành tía không có thân dài màu xanh lục, không giống hành lá mà có vẻ giống hành tây đỏ hơn.
Hành tía có một chút mùi sulfuric, đó là lý do tại sao nhiều khi nó có thể được sử dụng thay thế tỏi. Chúng có vị ngọt và hơi giống với hành tây vàng và trắng, khá khác hành lá. Chúng thường được xào nhẹ trong dầu hoặc bơ để mang lại hương vị độc đáo. Loại hành này rất tốt để ăn kèm nước sốt.
Hành tía có một chút mùi sulfuric, đó là lý do tại sao nó có thể được sử dụng thay thế tỏi.
Hành tây đỏ
Hành tây đỏ có tên khoa học là Allium cepa. Vỏ ngoài mỏng như giấy, hành tây đỏ có màu đỏ đậm hoặc đỏ tía. Phần bên trong chủ yếu là màu trắng với một chút đỏ. Vỏ màu đỏ của loại hành tây này tác động trực quan cho khách hàng nên có nhu cầu mua nhiều hơn.
Hành tây đỏ cũng có vị cay hơn, hăng hơn so với các loại hành nói trên. Khi ăn sống, chúng có vị hơi đắng và chát. Chúng chủ yếu được sử dụng trong các món ăn cần có hương vị mạnh như nước thịt hoặc cá, bánh mì kẹp thịt hoặc bánh mì sandwich. Hành tây đỏ cũng được sử dụng rộng rãi để ngâm chua.
Hành tây đỏ có vị cay hơn, hăng hơn so với các loại hành nói trên.
Hành lá, hành tía và hành tây đỏ: Loại nào tốt cho sức khỏe hơn?
Các loại hành khác nhau có hàm lượng phenolic, thành phần đường, độ ẩm, hương vị và lượng chất chống oxy hóa khác nhau. Màu sắc của các loại trái cây hoặc rau quả khác nhau phụ thuộc vào một sắc tố thực vật gọi là anthocyanins.
Hành tây đỏ có nhiều anthocyanins hơn so với hành lá và hành tía. Ngoài ra, cắt nhỏ, nướng trong lò, để trong tủ lạnh và chiên không làm giảm đáng kể hàm lượng chất chống oxy hóa và anthocyanins trong loại hành này.
Mặt khác, hành tây đỏ chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học có đặc tính chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa, chống tiểu đường và bảo vệ miễn dịch.
Trong khi đó, hành tía có tác dụng chống Helicobacter pylori hay nói cách khác là khả năng xua đuổi một loại vi khuẩn được gọi là Helicobacter pylori gây nhiễm trùng dạ dày, viêm dạ dày và ung thư dạ dày. Ngoài ra, hành tía chứa nhiều saponin, flavonols và các loại lưu huỳnh có thể giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Các loại hành khác nhau có hàm lượng phenolic, thành phần đường, độ ẩm, hương vị và lượng chất chống oxy hóa khác nhau.
Điểm giống nhau giữa 3 loại hành lá, hành tía và hành tây đỏ là gì?
Cả ba loại hành thuộc chi Allium và họ Amaryllidaceae. Nhiều nghiên cứu cho biết các loại rau thuộc họ này có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư như ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư dạ dày. Chúng cũng có tác dụng bảo vệ tim mạch, giảm huyết áp và chống tiểu đường.
Kết lại
Hành lá, hành tía và hành tây đỏ đều giàu dinh dưỡng và có thể giúp chống lại nhiều loại bệnh. Tất cả chúng đều chứa các hợp chất phenolic. Tuy nhiên có loại có nhiều hơn, có loại có ít hơn tùy thuộc giống và nơi trồng trọt. Ngoài ra, sự khác biệt về hương vị và phương pháp nấu ăn cho phép sử dụng tùy theo sự lựa chọn của các món ăn.
Theo Health
Trí Thức Trẻ