Hành trình gần 3 thập kỷ gắn bó với Việt Nam và lời giải cho bài toán: Phát triển bền vững không cần đánh đổi bằng lợi nhuận doanh nghiệp
Đối với nhiều người, lựa chọn phát triển bền vững giống một câu khẩu hiệu, trong đó thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với xã hội. Tuy nhiên, với gã khổng lồ hàng tiêu dùng Unilever Việt Nam, những sản phẩm thân thiện với môi trường và xã hội mới chính là chìa khóa để đảm bảo một tương lai bền vững.
- 02-04-2024Pin xe điện tự chế mở ra cánh cửa mới cho tính bền vững: Ngồi nhà cũng có thể sản xuất, đắt nhất chỉ hơn 55 triệu đồng/bộ
- 06-02-2024Khảo sát PwC: Gần 2/3 CEO châu Á-Thái Bình Dương lo ngại về tính bền vững của doanh nghiệp
- 01-11-2023Nền kinh tế lớn nhất thế giới thoát ải suy thoái mặc FED tăng nóng lãi suất nhờ một yếu tố “hãm phanh”, chuyên gia lắc đầu: “Không bền vững”
- 11-09-2023Trưởng đoàn đàm phán BTA Nguyễn Đình Lương: Sẽ có cao trào đầu tư, giúp Việt Nam phát triển nhanh, bền vững và lâu dài
Đi siêu thị cùng gia đình vào ngày cuối tuần, chị Như Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nhận được câu hỏi bất ngờ từ cậu con trai 10 tuổi: “Mẹ ơi, tại sao lại có dòng chữ ‘Giúp 140.000 học sinh có toilet sạch khuẩn’ trên chai Vim hả mẹ?”. Với một đứa trẻ sinh ra và lớn lên giữa nội thành Hà Nội như Hoàng Nam, nhà vệ sinh, dù không được coi là nơi sạch sẽ vô trùng, nhưng cũng không phải là “cơn ác mộng” vì mùi và mảng bám như những gì mà nhiều bạn nhỏ ở những khu vực vùng sâu, vùng xa phải “đối mặt” trong mỗi buổi đến trường.
Tìm hiểu thông tin để trả lời câu hỏi của cậu con trai, bản thân chị Như Phương cho biết mình cũng cảm thấy bất ngờ và có phần “sốc" khi đọc những con số thống kê về tình trạng mất an toàn trong các nhà vệ sinh ở Việt Nam, điều mà chị nghĩ chỉ tồn tại khi bản thân còn cắp sách tới trường từ 2 thập kỷ trước.
Số liệu chính thức từ Cục cơ sở vật chất Bộ Giáo Dục và Đào tạo cho thấy, tính tới năm 2020, cả nước tổng cộng có hơn 180.000 nhà vệ sinh tại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập nhưng chỉ có 57,3% nhà vệ sinh đạt chuẩn, tức là hơn 103.000 nhà vệ sinh trong số đó vẫn chưa đạt yêu cầu. Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) ước tính có hơn 7,7 triệu học sinh không có đủ vật tư như nước và xà phòng để sử dụng tại các địa bàn trường học tại Việt Nam.
Vấn đề này không chỉ dừng lại ở việc vệ sinh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng hơn thế. Một khảo sát diện rộng mà Quỹ Unilever Việt Nam đã kết hợp cùng đơn vị nghiên cứu BrandScapes WorldWide thực hiện năm 2022 cho thấy 97% trẻ em đang đối mặt với vấn đề nhà vệ sinh học đường không đạt tiêu chuẩn, trong đó, 71% trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực bởi tình trạng vệ sinh tại toilet học đường. Điều đáng ngạc nhiên là 46% số trẻ bị ảnh hưởng tâm lý vì nhà vệ sinh bẩn nhưng chỉ 29% trẻ em chia sẻ với bố mẹ, thầy cô và người lớn về tình trạng này.
Tuy nhiên, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp tại Việt Nam đang nỗ lực để xoá bỏ tình trạng này. Kể từ năm 2008, Vim, nhãn hàng danh tiếng trong lĩnh vực vệ sinh bồn cầu, nhà vệ sinh của Unilever, đã bắt đầu các chiến dịch nhằm cải thiện chất lượng nhà vệ sinh của trường học. Hành trình gần 2 thập niên đã giúp cải tạo và xây dựng 1.200 nhà vệ sinh học đường, giúp hàng trăm nghìn học sinh Việt Nam có điều kiện vệ sinh tốt hơn. Bên cạnh đó, việc nâng cao nhận thức của mọi người về lĩnh vực này cũng được thúc đẩy mạnh mẽ. Dòng thông điệp mà cậu bé Hoàng Nam nhìn thấy trên nhãn của chai nước tẩy bồn cầu, nhà vệ sinh Vim là một dấu mốc của hành trình đó.
Khi còn đang chăm chú với các thông tin tìm kiếm được, chị Như Phương ngạc nhiên khi cậu con trai tiếp tục lựa chọn một chai nước rửa tay Lifebouy bỏ vào giỏ hàng cùng cùng tuyên bố: “Mua chai này đi mẹ. Vỏ chai được làm từ nhựa tái chế đó".
Dòng thông điệp nhỏ, chiếm một vị trí khiêm tốn và không màu mè trên vỏ chai bất ngờ được “khách hàng nhí" chú ý có thể phản ánh một câu chuyện không hề nhỏ: Xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững đang dần tạo ra những thay đổi trong thói quen của người dùng. Và đây không phải trường hợp cá biệt.
Một nghiên cứu của Online Library cho thấy tính bền vững của sản phẩm đang trở thành ưu tiên trong thói quen của người tiêu dùng, đặc biệt là Gen Z và thế hệ Millennial. Kết quả được thực hiện cho thấy 63% số người thuộc thế hệ Millennials sẵn sàng chi nhiều hơn cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên và 88% người tiêu dùng trẻ (thuộc thế hệ Millennials và Gen Z) muốn mua hàng từ một thương hiệu cam kết phát triển bền vững.
Trong một nghiên cứu khác, Tạp chí Forbes nhận thấy tiêu dùng bền vững đang là xu hướng nổi bật. 82% số người mua hàng, phần nhiều trong số đó là GenZ, mong muốn các thương hiệu thực hiện các hoạt động bền vững và đặt con người làm ưu tiên hàng đầu. Trong bối cảnh nền kinh tế đang trải qua một giai đoạn không mấy lạc quan, người tiêu dùng được cho sẽ chi tiêu một cách “khôn ngoan” nhưng vẫn dành nhiều sự quan tâm cho các doanh nghiệp tạo ra những tác động tích cực với con người, xã hội và môi trường.
PGS.TS Bùi Thị Mai Hoài, Viện trưởng Viện Tài chính Bền vững, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết biến đổi khí hậu không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế, mà còn lấy đi cả sinh mạng của rất nhiều người. Những thông tin thiệt hại về người và của do các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra ngày càng nhiều và dồn dập hơn.
Chính bởi lẽ đó, phát triển bền vững không còn là lý tưởng hay sự lựa chọn mà là bắt buộc, khi hầu hết các chủ thể trong xã hội đã nhận thức được rằng các giới hạn chịu đựng của hành tinh đã bị loài người chúng ta vượt qua và hậu quả mà chúng ta phải gánh chịu sẽ ngày càng nặng nề.
Chính vì vậy, sự quan tâm của cả xã hội từ chính phủ, các tổ chức liên chính phủ, phi chính phủ, nhà đầu tư, các doanh nghiệp đến người tiêu dùng đối với phát triển bền vững ngày càng mạnh mẽ hơn. Khuynh hướng đầu tư bền vững/đầu tư tác động, sản xuất bền vững và tiêu dùng bền vững đang gia tăng mạnh mẽ.
“Đối với doanh nghiệp, việc chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang mô hình kinh doanh bền vững không chỉ có thách thức mà còn có cả cơ hội. Vì vậy, doanh nghiệp nào đi trước và làm thật để giải quyết các thách thức, nắm bắt các cơ hội, doanh nghiệp đó sẽ có lợi thế”, PGS.TS Mai Hoài khẳng định.
Đón đầu xu thế này, Unilever Việt Nam đã và đang tiếp tục nỗ lực để cho ra đời những sản phẩm không chỉ tốt với giá cả phải chăng mà còn hướng tới những tác động tích cực với con người, với môi trường. Bên cạnh đó, gã khổng lồ tiêu dùng đa quốc gia cũng thúc đẩy các chương trình phát triển bền vững tại Việt Nam với những cam kết rõ ràng, cụ thể.
Theo đó, tập trung quản lý rác thải nhựa, giảm phát thải carbon, cải thiện sức khỏe và sự hạnh phúc cho mọi người cũng như trao quyền cho phụ nữ là những mục tiêu chủ chốt. Và doanh nghiệp đã bắt đầu thu về trái ngọt cho những nỗ lực đó.
Kể từ khi chương trình Tương lai xanh được triển khai năm 2022, Unilever Việt Nam nhận thấy mảng kinh doanh chăm sóc nhà cửa tăng trưởng mạnh mẽ. Áp dụng công nghệ và những nghiên cứu mang tính đột phá, hãng đưa tới người tiêu dùng Việt Nam các sản phẩm hiệu suất cao, dịu nhẹ hơn với da và đặc biệt giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường. Bao bì của các sản phẩm cũng là dạng bền vững, giảm sử dụng nhựa và tuân thủ các quy định NDPE (không phá rừng, không than bùn, không khai thác quá mức).
Rác thải nhựa luôn là vấn đề “đau đầu” với các doanh nghiệp nói chung, các thương hiệu sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng. Để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa – vốn là ưu tiên hàng đầu, Unilever Việt Nam đã thúc đẩy 75% số bao bì chai có khả năng tái chế, cắt giảm 87% nhựa nguyên sinh thông qua cắt giảm trực tiếp và sử dụng nhựa tái chế. Việc thu gom và xử lý bao bì nhựa cũng được chú trọng.
Góp phần vào mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050, Unilever Việt Nam cũng đặt tham vọng xây dựng chuỗi giá trị phi phát thải vào năm 2039. Song song với các hoạt động giảm thiểu phát thải, Unilever Việt Nam cũng đẩy mạnh các hoạt động trông cây để hấp thụ CO2. Công ty đặt mục tiêu trồng được 1 triệu cây xanh đến năm 2025.
Về chăm sóc con người, Unilever Việt Nam cũng triển khai hàng loạt các chương trình phúc lợi xã hội thông qua các sản phẩm đặc trưng, đã tạo nên dấu ấn thương hiệu như Lifebuoy, Vim, P/S…. Đại diện công ty khẳng định các chương trình này là minh chứng cho cam kết cải thiện toàn diện sức khỏe và điều kiện vệ sinh cho ít nhất 1 triệu người Việt Nam.
“Chúng ta thường cho rằng phải đánh đổi giữa phát triển bền vững và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, Unilever có niềm tin mãnh liệt rằng mô hình kinh doanh bền vững có thể thúc đẩy hiệu suất kinh doanh vượt trội”, bà Lê Thị Hồng Nhi, Giám đốc Truyền thông và Đối ngoại Unilever Việt Nam, chia sẻ.
Bắt đầu tham gia thị trường Việt Nam từ năm 1995, rất nhiều thương hiệu của Unilever hiện đang là những sản phẩm quen thuộc với người dân cả nước. Ở chiều ngược lại, những “bạn đồng hành” này cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, sự tiện nghi cũng như đa dạng hóa lựa chọn cho người dân.
Chưa dừng lại ở đó, hành trình gần 3 thập kỷ qua, Unilever Việt Nam tiếp tục theo đuổi các mục tiêu bền vững với khát vọng với mục tiêu tham vọng để mọi người dân đều được hưởng lợi. Thậm chí, các hoạt động bền vững còn được xác định là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
“Giờ là lúc cần tập trung vào việc tạo ra tác động bằng cách vận hành việc phát triển bền vững trở thành một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Chúng tôi quyết tâm đối mặt với thực tế này để mang lại hiệu quả hoạt động nhất quán và cạnh tranh, đồng thời chuyển đổi hoạt động doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu bền vững mình đề ra”, Unilever Việt Nam cho biết.
Từ nền tảng của những kết quả đã đạt được, Unilever Việt Nam tiếp tục đề ra 4 nhóm chương trình chính cho mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam trong năm 2024 hiện nay và những năm tiếp theo.
Đầu tiên là Health & Hygiene, chương trình hướng đến vệ sinh tay, vệ sinh răng miệng và cải thiện vệ sinh nói chung. Chương trình này phù hợp với triết lý của công ty trong việc đáp ứng nhu cầu hàng ngày của mọi người về dinh dưỡng, vệ sinh và chăm sóc cá nhân cũng như hướng tới một xã hội khỏe mạnh.
Thứ 2, Unilever tiếp tục hướng tới kinh tế nhựa tuần hoàn với các mục tiêu chính là tái chế, giảm thiểu nhựa, thu thập và xử lý. Trong tháng 4 vừa qua, Unilever cũng phát động chương trình “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” với mục tiêu thúc đẩy giải pháp từ các đối tượng cá nhân và tổ chức trên cả nước trong việc phát triển công nghệ tái chế rác thải nhựa.
Thứ 3, doanh nghiệp dồn trọng tâm vòa khí hậu và thiên nhiên, trong đó đạt mục tiêu trung hòa carbon. Hiện tại, tất cả các nhà máy của Unilever Việt Nam đã chuyển đổi hoạt động đốt than trong các lò hơi sang các loại nhiên liệu sinh khối, vốn có nguồn gốc tự nhiên với mức độ phát thải thấp. Doanh nghiệp đặt mục tiêu giảm 70% khối lượng phát thải tuyệt đối vào năm 2025, tiến tới giảm 100% vào năm 2030 và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2039.
Cuối cùng, Unilever Việt Nam thúc đẩy các hoạt động xây dựng cuộc sống hòa nhập, trong đó tập trung vào trao quyền cho phụ nữ, thúc đẩy bình đẳng giới. Theo thống kê, các chương trình trao quyền cho phụ nữ sẽ tiếp tục được lan tỏa, tạo điều kiện và mang lại cơ hội đào tạo khởi nghiệp cho ít nhất 100.000 phụ nữ với sáng kiến "Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế".
Nhịp sống Thị trường
Sự kiện: Hành Trình Xanh
Xem tất cả >>- Thảm kịch của nhân loại khi “thiên nga xanh” vỗ cánh
- Quốc gia G7 đầu tiên chính thức khai tử điện than, chấm dứt kỷ nguyên của thứ nhiên liệu bẩn nhất hành tinh ngay chính cái nôi cuộc cách mạng công nghiệp
- Không đâu như Trung Quốc: Siêu bão gió giật cấp 17 nhưng chỉ 5 tuabin gió bị hỏng, hàng loạt tuabin 'siêu to khổng lồ' cao bằng toà nhà 60 tầng vẫn hoạt động bình thường
- Điều gì sẽ xảy ra nếu nhựa chưa từng được phát mình?
- Trung Quốc phủ xanh sa mạc ở phía Bắc bằng dự án quang điện khổng lồ