Thảm kịch của nhân loại khi “thiên nga xanh” vỗ cánh
Chúng ta đã trở thành những nạn nhân của "thiên nga xanh" mà có thể không hề hay biết.
- 12-09-2024‘Máy cày’ tiền số: Từ cục nợ của Trung Quốc đến nỗi đau cho người Mỹ, hút đến 2% lượng điện toàn quốc, gây thiếu nước và ô nhiễm môi trường
- 30-06-2024500 người giàu nhất thế giới tiết lộ: Tấm vé đưa đến sự giàu có bao gồm vòng tròn kết nối, môi trường, mối quan hệ chất lượng cao
- 30-05-2024‘Kiếp nạn’ của Shein trước thềm IPO: Vướng tai tiếng liên quan đến môi trường, đạo nhái, bóc lột công nhân, kế hoạch niêm yết có thể phải chuyển sang London
- 15-05-2024Nhà máy Tesla bị kiện vì gây ô nhiễm môi trường suốt nhiều năm, xếp thứ 89/100 thương hiệu ‘làm bẩn không khí’ nhất tại Mỹ
Ngày 3/4/2024, một trận động đất mạnh 7,2 độ richter xảy ra ở Đài Loan (Trung Quốc) khiến hơn 200 tòa nhà bị hư hại. Chứng kiến những tòa nhà bị sập trên TV và ánh mắt bất lực của người dân, sự tàn khốc của thiên tai một lần nữa đã được kiểm chứng. Viện Khoa học Trái đất của Học viện Sinica tuyên bố rằng biến đổi khí hậu sẽ làm tăng khả năng xảy ra động đất vì sự tan chảy của sông băng từ sự nóng lên toàn cầu sẽ chuyển khối lượng từ đất liền sang đại dương.
Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) từng mô tả các hiện tượng khí hậu vượt quá phạm vi dự kiến thông thường là “thiên nga xanh” và cảnh báo chúng ta rằng khi thiên nga xanh vỗ cánh, nó không chỉ có tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu mà còn có thể gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính mang tính hệ thống. Cuộc khủng hoảng còn tồi tệ hơn cả thảm họa.
Thiên nga xanh là những rủi ro mà con người tạo ra cho chính mình bằng cách bơm chất gây ô nhiễm vào không khí và nước, phá hủy hệ sinh thái và làm mất ổn định khí hậu.
Một trong những ảnh hưởng dễ thấy nhất, nặng nề nhất chúng ta có thể phải gánh chịu trong tương lai gần chính là việc không giữ được ngôi nhà của chính mình an toàn.
Vào tháng 8 năm ngoái, BIS chỉ ra rằng tác động trực tiếp của các hiện tượng thời tiết cực đoan đến bất động sản bao gồm lũ lụt do mưa lớn, ảnh hưởng thêm đến các dự án hoặc tòa nhà bị hư hỏng, khiến tòa nhà không thể sử dụng được và thậm chí ảnh hưởng đến lợi nhuận của bất động sản. Ví dụ đơn giản nhất là nhiệt độ cao kỷ lục gần đây có khả năng rút ngắn tuổi thọ của các tòa nhà và tăng chi phí bảo trì tòa nhà.
Thảm họa bất động sản đang đến gần
Nếu nghĩ đến những khu vực dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, điều đầu tiên bạn có thể nghĩ đến là Bangladesh hoặc các đảo thấp ở Thái Bình Dương. Nhưng thực ra, câu trả lời đúng đáng ngạc nhiên hơn: nạn nhân chính là ngôi nhà mà bạn sở hữu.
Khoảng 1/10 tài sản dân cư trên toàn thế giới tính theo giá trị đang ngày càng bị đe dọa bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu, bao gồm nhiều ngôi nhà không nằm trên bờ biển. Từ những cơn lốc xoáy tấn công vùng Trung Tây nước Mỹ cho đến những trận mưa đá lớn phá hủy mái các biệt thự ở Ý, những hiện tượng khí hậu khắc nghiệt do phát thải khí nhà kính đang bắt đầu làm lung lay nền tảng của loại tài sản quan trọng nhất thế giới: bất động sản.
Chi phí đến từ việc thiết kế các chính sách khử cacbon và ước tính thiệt hại do biến đổi khí hậu thực sự rất lớn. Người ta ước tính rằng biến đổi khí hậu và phản ứng của nó có thể dẫn đến sự biến mất 9% giá trị nhà ở toàn cầu vào năm 2050, tương đương với 25 nghìn tỷ USD và gần bằng GDP hàng năm của Hoa Kỳ. Đây là mối đe dọa rất lớn đối với cuộc sống của người dân và hệ thống tài chính. Sớm hay muộn điều này sẽ gây ra một cuộc chiến khốc liệt về việc ai sẽ đứng ra thanh toán hóa đơn.
Chủ sở hữu bất động sản nằm trong số các "ứng cử viên". Nhưng nếu nhìn vào thị trường bất động sản ngày nay, chúng ta hầu hết không thể chi trả được những chi phí đó. Giá nhà trên thế giới vẫn cho thấy ít dấu hiệu được điều chỉnh trước rủi ro khí hậu. Ví dụ ở Miami (Mỹ), nơi người dân rất lo ngại về mực nước biển dâng cao, giá bất động sản đã tăng 4/5 trong thập kỷ qua, cao hơn nhiều so với mức trung bình của Hoa Kỳ. Ngoài ra, với những tác động của biến đổi khí hậu vẫn chưa chắc chắn, nhiều chủ nhà có thể không biết chính xác họ sẽ gặp phải bao nhiêu rủi ro khi mua nhà. Nhìn chung, việc mua được bất động sản đã khó trong thời đại này, chưa nói đến việc phải bỏ tiền để bảo đảm tài sản vẫn tồn tại được trước một thế giới đang ngày càng nóng lên.
Các công ty bảo hiểm thường chi trả chi phí sửa chữa sau khi một cơn bão phá hủy mái nhà hoặc hỏa hoạn phá hủy tài sản. Khi khí hậu xấu đi và thiên tai xảy ra thường xuyên hơn, bảo hiểm nhà trở nên đắt hơn. Ở một số nơi, nó đắt đến mức có thể khiến giá nhà giảm. Một số chuyên gia cảnh báo rằng “bong bóng bảo hiểm khí hậu” sẽ ảnh hưởng đến 1/3 số hộ gia đình Mỹ. Tổng thiệt hại của hai "công ty bảo hiểm cuối cùng" được chính phủ tiểu bang hậu thuẫn đã tăng lên 633 tỷ USD từ mức 160 tỷ USD vào năm 2017. Các chính trị gia địa phương muốn chuyển rủi ro sang chính phủ liên bang, nhưng chính phủ liên bang từ lâu đã đau đầu với việc chi trả bảo hiểm lũ lụt.
Dẫu vậy, những thiệt hại vật chất này có thể được ngăn ngừa bằng cách đầu tư vào việc bảo vệ tài sản hoặc cơ sở hạ tầng chung từ đầu. Ở Hà Lan, hệ thống đê, mương và máy bơm giữ cho đất nước luôn khô ráo. Tokyo (Nhật Bản) có rào chắn để ngăn chặn lũ lụt. Việc tài trợ cho khoản đầu tư này là thách thức thứ mà các chính phủ phải đối mặt. Các thành phố ven biển có mật độ dân cư đông đúc cần được bảo vệ khỏi lũ lụt nhiều nhất, và trớ trêu thay, đây lại thường là những viên ngọc quý về kinh tế và xã hội - ví dụ như London, New York hoặc Thượng Hải.
Nguồn: The Economist
Thanh niên Việt
Sự kiện: Hành Trình Xanh
Xem tất cả >>- Việt Nam lãng phí gần 3 tỷ USD rác thải nhựa mỗi năm
- Hiểm họa khiến TG mất 5.000 tỷ USD/năm, VN ảnh hưởng nặng nề: Chuyên gia gợi ý 1 loại thuế và 1 lệnh cấm
- Tiền ra biển có khi đắt hơn tiền xe, trung tâm tài chính này mạnh tay cấp ưu đãi để người dân chuyển sang xe điện, đăng ký ngay lập tức thay vì "xếp lốt" chờ cả năm: Xu hướng chung toàn cầu
- Quốc gia G7 đầu tiên chính thức khai tử điện than, chấm dứt kỷ nguyên của thứ nhiên liệu bẩn nhất hành tinh ngay chính cái nôi cuộc cách mạng công nghiệp
- Hành trình gần 3 thập kỷ gắn bó với Việt Nam và lời giải cho bài toán: Phát triển bền vững không cần đánh đổi bằng lợi nhuận doanh nghiệp