‘Kiếp nạn’ của Shein trước thềm IPO: Vướng tai tiếng liên quan đến môi trường, đạo nhái, bóc lột công nhân, kế hoạch niêm yết có thể phải chuyển sang London
Shein khó có thể IPO thuận lợi?
- 30-05-2024Lạm phát nền kinh tế lớn nhất châu Âu dự kiến quay đầu tăng trở lại: Nỗi lo còn hiện hữu sau tín hiệu tích cực?
- 30-05-2024Loài cây quý hiếm mọc ở vùng núi cao Trung Quốc, tồn tại hơn 60 triệu năm trên trái đất, ví như ‘hoá thạch sống’, cánh hoa trắng muốt như chim bồ câu: Được bảo tồn để sinh lời vĩnh cửu
- 30-05-2024Quan chức NHTW Nhật Bản nêu điều kiện tăng lãi suất trong ngắn hạn
Shein có thể phải đối mặt với một làn sóng giám sát mới trước thềm IPO, theo Business Insider.
Nhà sáng lập Sky Xu, còn được biết đến với tên Yangtian Xu, thành lập công ty tại Trung Quốc vào năm 2008 với tên gọi ban đầu là ZZKKO - một trang thương mại điện tử bán váy cưới. Giờ đây, theo ước tính của riêng mình, thương hiệu đã thu hút được một lượng lớn khách hàng đến từ hơn 150 quốc gia nhờ những bộ quần áo, giày dép và trang sức hợp thời nhưng giá vô cùng rẻ.
Reuters đưa tin Shein đã đạt doanh thu khoảng 30 tỷ USD mỗi năm vào năm 2023. Giám đốc điều hành của công ty quản lý thương hiệu Authentic Brands Group, đối tác với Shein, khẳng định doanh thu thực tế còn cao hơn nhiều.
Đặt trụ sở tại Singapore, Shein hiện đã huy động thành công 3,66 tỷ USD, theo PitchBook, từ những công ty hàng đầu như HongShan. Mức định giá cao nhất từng được The Wall Street Journal đưa ra là 100 tỷ USD, song cho đến thời điểm hiện tại đã giảm xuống chỉ còn 66 tỷ USD.
Thành công là vậy song Shein lại gắn liền với nhiều tai tiếng liên quan đến môi trường, cách vận hàng bóc lột công nhân, đạo nhái các nhà thiết kế hay bán những mặt hàng có chứa hóa chất độc hại. Tuy nhiên, bất chấp mọi tranh cãi, các nhà đầu tư vẫn đổ xô rót tiền vào công ty có tiềm năng tăng trưởng này.
Được biết hơn 1 năm sau khi cam kết giải quyết tình trạng làm việc quá sức trong chuỗi cung ứng, công ty thời trang nhanh Trung Quốc Shein vẫn chưa khắc phục được vấn đề. Công nhân tại một số nhà máy vẫn phải làm việc 75 giờ/tuần, theo cuộc điều tra của Public Eye, Thụy Sĩ.
“Chế độ làm việc 75 giờ/tuần mà chúng tôi phát hiện ra khoảng 2 năm trước dường như vẫn còn phổ biến ở Shein”, đại diện tổ chức nói.
Public Eye đã phỏng vấn 13 công nhân dệt may làm việc tại 6 nhà máy ở Quảng Châu, mùa hè năm ngoái và phát hiện ra rằng nhân viên phải làm việc trung bình 12 giờ một ngày, chưa bao gồm thời gian nghỉ trưa và ăn tối. Số ngày làm việc mỗi tuần rơi vào khoảng 6-7 ngày.
Nhức nhối hơn, thu nhập của những công nhân này hầu như không thay đổi kể từ báo cáo hồi năm 2021. Chúng dao động trong khoảng từ 6.000 đến 10.000 nhân dân tệ mỗi tháng (tương đương 20-35 triệu đồng). Tuy nhiên, sau khi trừ tiền làm thêm giờ, tiền lương giảm xuống chỉ còn khoảng 2.400 nhân dân tệ (hơn 8 triệu đồng). Con số này thấp hơn nhiều so với mức 6.512 nhân dân tệ (gần 23 triệu đồng) mà Public Eye cho là đủ sống ở Trung Quốc.
“Ngày nào tôi cũng làm việc từ 8 giờ sáng đến 10 giờ 30 tối và mỗi tháng chỉ được nghỉ 1 ngày. Tôi không thể có thêm ngày nghỉ vì chi phí quá cao”, Public Eye dẫn lời một công nhân nói.
Trong một tuyên bố với CNN, Shein “không thừa nhận các cáo buộc trong báo cáo của Public Eye”.
Đúng là còn tồn tại nhiều bất cập, song thành công của Shein khiến chúng ta phải suy nghĩ xem, liệu thương hiệu này có trở thành hình mẫu của thời trang tương lai. CNBC đưa tin vào tháng 11 rằng Shein nộp hồ sơ bí mật để IPO tại Mỹ, song vào tháng 2, tờ Bloomberg lại cho biết công ty có thể niêm yết ở London, Hồng Kông hoặc Singapore sau những lo ngại từ các chính trị gia Mỹ về tính minh bạch. Shein cũng có thể chuyển trụ sở chính sang Mỹ để xoa dịu giới lập pháp.
Theo báo cáo của Tập đoàn Bảo hiểm Zurich, ngành thời trang thải ra hơn 10% lượng khí thải nhà kính. Khảo sát hồi năm 2022 ở Anh cho thấy người dân nước này vứt bỏ hơn 70 món quần áo trung bình mỗi năm.
Shein phải đối mặt với sự chỉ trích rộng rãi về môi trường cũng vì những món đồ quá rẻ - điều mà giới chuyên gia cho rằng sẽ khuyến khích một nền văn hóa ‘vứt đi’. Theo một bài báo của Guardian hồi năm 2022, công ty này tạo ra tới 10.000 mặt hàng mới mỗi ngày và chỉ 6% sản phẩm được lưu kho trong hơn 90 ngày.
Vào năm 2022, Shein cam kết 15 triệu USD để cải thiện các tiêu chuẩn liên quan đến môi trường, đồng thời bổ nhiệm một người đứng đầu ESG vào năm 2021, theo tài liệu mà BI thu thập được. Cũng năm, hãng cũng cam kết ‘kéo dài tuổi thọ’ hàng may mặc để hạn chế tác động tới môi trường.
Được biết riêng hoạt động sản xuất hàng dệt polyester đã thải ra vô số khí nhà kính vào năm 2015. Việc sản xuất một chiếc áo cotton cũng tiêu tốn trăm lít nước. Với hơn 80% sản phẩm làm từ vải tổng hợp, chắc chắn Shein đang gián tiếp đưa cả triệu triệu vi nhựa vào đại dương mỗi năm.
Ngoài ra, căng thẳng địa chính trị có thể xảy ra nếu Shein đặt mục tiêu niêm yết ở Mỹ. Vào tháng 5 năm 2024, The Financial Times đưa tin Shein đang chuyển trọng tâm sang Sở giao dịch chứng khoán London như một kế hoạch dự phòng.
Shein đã phải đối mặt với sự giám sát từ Hạ viện. Trong một tuyên bố vào tháng 11 sau tin tức về đợt IPO, chủ tịch Mike Gallagher đã kêu gọi các nhà đầu tư và ngân hàng có liên quan “kiểm tra cẩn thận và đảm bảo sự tuân thủ quy định của Shein”.
“Điều đó không thể ngăn Shein, song lại ảnh hưởng đến việc định giá. Một số ngân hàng và nhà đầu tư có thể sẽ tránh Shein vì họ không chắc điều gì sẽ xảy ra”, một người cho biết.
Theo: BI, Forbes, The New York Times
An Ninh Tiền Tệ