MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

HSBC: Tốc độ gia tăng tài sản của phụ nữ châu Á đứng đầu thế giới

28-03-2023 - 16:08 PM | Tài chính quốc tế

HSBC: Tốc độ gia tăng tài sản của phụ nữ châu Á đứng đầu thế giới

Theo báo cáo mới nhất do bà Fan Cheuk Wan, Giám đốc Đầu tư khu vực Châu Á, Khối Dịch vụ Quản lý Tài sản và Tài chính cá nhân của HSBC, biên soạn, phụ nữ châu Á đang ngày càng độc lập tài chính. Việc gia tăng tài sản của họ đang hỗ trợ rất lớn đối với hoạt động đầu tư bền vững.

Tốc độ gia tăng tài sản của phụ nữ châu Á đứng đầu thế giới

Phụ nữ ngày nay rất độc lập về tài chính. Họ không chỉ nắm giữ những vị trí quan trọng trong xã hội mà khối tài sản cũng không ngừng tăng lên, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ so với nam giới.

Theo báo cáo mới nhất của HSBC, phụ nữ đang nắm giữa 1/3 tài sản tư nhân toàn cầu. Ở châu Á, tỷ lệ phụ nữ có khối tài sản lớn đang tiếp tục tăng và ngày càng trẻ hóa. Hiện tượng này được thúc đẩy bởi những tiến bộ về trình độ học vấn, tiền lương và chức vụ của phụ nữ châu Á.

Về nhân khẩu học, phụ nữ có tuổi thọ cao hơn nam giới. Trong quá khứ, phụ nữ giàu có chủ yếu nhờ tài sản thừa kế từ gia đình. Nhưng ngày nay, ngày càng có nhiều người vận dụng kỹ năng, chuyên môn để làm việc, kinh doanh, đầu tư và quản lý tài sản. Từ đó tạo ra khối lượng lớn tài sản cá nhân lớn.

Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, phụ nữ ở châu Á nắm giữ tổng tài sản cao hơn bất kỳ khu vực nào khác (ngoại trừ Bắc Mỹ). Sự gia tăng tài sản của phụ nữ châu Á (trừ Nhật Bản) đang vượt xa các quốc gia khác trên thế giới.

Theo dự đoán của Boston Consulting Group (BCG), tài sản của nữ giới toàn cầu sẽ đạt 93 nghìn tỷ USD vào năm 2023. Họ cũng sẽ bổ sung thêm 5 nghìn tỷ USD vào tổng tài sản của thế giới mỗi năm.

Còn riêng phụ nữ châu Á (ngoại trừ Nhật Bản), BCG nhận thấy rằng tổng tài sản của họ sẽ tăng lên 27 nghìn tỷ USD vào năm 2016, cao hơn 6 nghìn tỷ USD so với phụ nữ ở Tây Âu (thực tế đã cao hơn từ năm 2021).

Ngoài ra, theo số liệu thống kê mới nhất, hiện nay, phụ nữ dưới 38 tuổi đã nhận được sự giáo dục tốt hơn so với các thế hệ phụ nữ khác. Nhờ vậy, họ đã có được mức lương và vị trí công việc tốt hơn.

Tỷ lệ phụ nữ ở vị trí quản lý cấp cao trên toàn cầu đã tăng lên 29% - mức cao nhất từng được ghi nhận. 1/3 chủ doanh nghiệp trên thế giới là các nữ doanh nhân.

Báo cáo của APEC năm 2021 cũng cho thấy 45% doanh nhân tư nhân ở Hồng Kông (Trung Quốc) là phụ nữ. Còn ở Việt Nam, có khoảng 25% chủ doanh nghiệp tư nhân là phụ nữ. Theo thống kê của Ngân hàng thế giới, 70% phụ nữ Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động.

Càng ngày càng nhiều phụ nữ có trình độ học vấn cao và sở hữu năng lực tốt trong việc quản lý tài sản và đầu tư.

Đầu tư bền vững cho thế hệ tương lai là ưu tiên hàng đầu của phụ nữ châu Á

Một số nghiên cứu học thuật và khảo sát thị trường cho thấy, phụ nữ có xu hướng tham gia vào các khoản đầu tư tạo ra tác động tích cực cho xã hội và môi trường. Từ đó hy vọng đem lại một tương lai tốt đẹp hơn cho thế hệ tiếp theo - sử dụng tài sản của chính họ để tạo ra thay đổi cho thế giới.

Theo báo cáo “Sự giàu có của phụ nữ ở Hồng Kông, Singapore và Trung Quốc đại lục 2020 – 2022” của The WealthiHer Network, 75% phụ nữ tin rằng việc đầu tư có trách nhiệm quan trọng hơn lợi nhuận.

53% phụ nữ cho biết họ muốn giúp đỡ cộng đồng. 63% phụ nữ tin rằng thực hiện công tác thiện nguyện có ý nghĩa quan trọng.

Báo cáo cũng cho thấy 98% phụ nữ ở Trung Quốc đại lục cho rằng các yếu tố môi trường và tác động tích cực đến cộng đồng là vấn đề quan trọng nhất khi cân nhắc đầu tư.

Nghiên cứu của WealthiHer cũng khẳng định nữ giới thuộc gen Y (Millennials) đặc biệt tập trung vào đầu tư bền vững. Một nghiên cứu thị trường khác cũng chứng minh rằng họ hy vọng sẽ mang lại thay đổi tốt đẹp cho thế giới, thế hệ tương lai bằng cách đầu tư vào các tập đoàn có trách nhiệm và tạo ra tác động tích cực cho cộng đồng.

Lợi ích của đầu tư ESG

Nhiều nữ doanh nhân châu Á cho biết việc kết hợp các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị (ESG) vào quá trình đầu tư sẽ nâng cao lợi nhuận đầu tư dài hạn. Nguyên nhân là bởi các yếu tố ESG có thể giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu, các vấn đề môi trường, trách nhiệm xã hội và quản trị doanh nghiệp.

Kể từ khi bắt đầu đại dịch vào năm 2020, những quỹ đầu tư tập trung vào chiến lược tích hợp ESG và các chủ đề phát triển bền vững đang được rót vốn ngày càng nhiều.

Nguồn: HSBC

Nhất Lưu

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên