Huawei lao đao vì ông Trump: Lượng smartphone bán ra tại thị trường nước ngoài có thể sụt giảm tới 60%
Năm ngoái Huawei đã đánh bại Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới, nhưng "cơn gió ngược" từ Mỹ thổi đến đang đe dọa sẽ khiến vị trí này nhanh chóng lung lay.
- 16-06-2019Vũ khí bí mật của Huawei trong cuộc chiến kinh tế
- 13-06-2019Đánh "đầu rồng" Huawei, TT Trump khiến cả thành trì công nghệ của Trung Quốc chao đảo ra sao?
- 13-06-2019Thêm một dấu hiệu cho thấy Huawei khốn đốn vì bị Mỹ trừng phạt
- 13-06-2019Huawei yêu cầu nhà mạng Mỹ trả hơn 1 tỷ USD cho hơn 230 bằng sáng chế
Huawei có thể chứng kiến lượng smartphone bán ra ở thị trường nước ngoài sụt giảm 40% - 60%, do các biện pháp trừng phạt của chính quyền Trump làm tổn hại đến một trong những mảng kinh doanh quan trọng nhất của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.
Bloomberg dẫn nguồn tin thân cận cho biết tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc đang đánh giá lại các số liệu nội bộ và tìm kiếm các lựa chọn để đối phó với sự sụt giảm nói trên, trong đó liên quan đến mẫu điện thoại được ưa chuộng nhất ở thị trường nước ngoài là Honor 20. Theo dự tính thiết bị này sẽ được ra mắt tại Pháp và Anh vào ngày 21/6 tới, nhưng các lãnh đạo của Huawei đang theo dõi sát sao và có thể loại bỏ thị trường châu Âu nếu như lượng bán ra quá èo uột. Hai nhà mạng lớn nhất nước Pháp hiện đã cắt đứt quan hệ với Huawei.
Các lãnh đạo bán hàng và marketing của Huawei dự đoán số smartphone hãng có thể bán ra năm nay sẽ sụt giảm khoảng 40 – 60 triệu chiếc. Năm 2018 hãng đã xuất xưởng 206 triệu chiếc, trong đó một nửa là bán ở các thị trường nước ngoài. Khoảng ước tính quá rộng cho thấy sự bất định đang bao trùm Huawei.
Tháng trước, Huawei bị Mỹ đưa vào danh sách đen, cô lập hãng khỏi các linh kiện và phần mềm do Mỹ sản xuất mà hãng này rất cần đến để có thể duy trì hoạt động kinh doanh. Nếu không thể cập nhật Android (của Goolge), những thiết bị như Honor 20 sẽ không thể chạy được những ứng dụng quan trọng như Google Maps và Gmail.
Có giá vào khoảng 500 USD, Honor 20 hiện đang chạy trên hệ điều hành mới nhất Android 9 và là mẫu mới nhất trong chuỗi các sản phẩm giúp Huawei có được các khách hàng chú trọng đến giá cả. Mặc dù sử dụng chip Kirin do Huawei tự sản xuất và do đó không cần đến bộ vi xử lý của Qualcomm, việc Google "nghỉ chơi" với Huawei sẽ khiến người tiêu dùng không thể cập nhật hệ điều hành hoặc tải về các ứng dụng mới nhất.
Về dài hạn thì Huawei cũng đang tự phát triển chip và các phần mềm di động của riêng mình để không phụ thuộc vào công nghệ của nước ngoài. Công ty cũng dần khai phá phân khúc cao cấp, ví dụ như các thiết bị có thể gập được. Nhưng tuần trước CNBC cho biết hãng đã phải hoãn thời hạn ra mắt chiếc máy tính Mate X để có thêm thời gian chạy thử, trong khi hệ điều hành để thay thế Android có vẻ vẫn chưa vào đâu.
Năm ngoái Huawei đã đánh bại Apple để trở thành nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới, nhưng "cơn gió ngược" từ Mỹ thổi đến đang đe dọa sẽ khiến vị trí này nhanh chóng lung lay.
Huawei đặt mục tiêu chiếm một nửa thị phần smartphone ở Trung Quốc trong năm 2019 để có thể bù đắp sự sụt giảm ở thị trường nước ngoài. Tuy nhiên thị trường Trung Quốc cũng đang bão hòa và cạnh tranh rất khốc liệt.
Bloomberg
- Con số bất ngờ lý giải tại sao Trung Quốc lại muốn thỏa thuận thương mại
- Lộ trình đánh thuế của ông Trump đã đi từ kế hoạch bài bản đến mớ bòng bong hỗn loạn như thế nào?
- Điêu đứng vì thương chiến, nông dân Mỹ phá sản nhiều kỷ lục
- Ông trùm đầu cơ Mỹ cảnh báo sau chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghệ sẽ là chiến tranh vốn
- Ông Trump dọa tăng thuế đánh vào hàng hóa Trung Quốc nếu không đạt được thỏa thuận thương mại