Hụt hơi vì ôm hàng lướt sóng, nhà đầu tư kêu cứu: “Xoay tiền không kịp, cần sang cọc”
Hiện tượng ôm hàng rẻ “lướt sóng” đã âm thầm xuất hiện tại thị trường địa ốc phía Nam. Tuy nhiên, không ít trường hợp cầu cứu vì lướt không được.
- 15-09-2024Đà Nẵng mở bán gần 100 căn nhà ở xã hội
Mới đây, lô đất nền tại quận 9 (cũ, nay là Tp.Thủ Đức, Tp.HCM) rao bán giá 2,350 tỉ đồng/nền. Chỉ vài ngày sau, môi giới đăng tin “đã bán”. Tuy nhiên, khoảng gần 1 tuần sau, lô đất tiếp tục được rao bán với giá 2,5 tỉ đồng. Như vậy, hiện tượng ôm hàng giá tốt để lướt sóng đã diễn ra. Theo tìm hiểu, không phải nhà đầu tư “xuống tiền”, mà môi giới khi nhận hàng giá tốt từ chủ đất đã vào ôm hàng, mục đích lướt sóng hưởng chênh.
Tương tự, vào giữa tháng 8/2024 lô đất cùng khu vực được rao bán với giá 2,3 tỉ đồng/nền, có khách mua sau đó vài ngày. Đến đầu tháng 9/2024, lô đất được môi giới đăng tin rao bán với giá 2,8 tỉ đồng và hiện chưa ai hỏi mua.
Đáng chú ý, thị trường đất nền phía Nam đã xuất hiện các thương vụ rao bán gấp vì lý do nhà đầu tư “không kịp xoay tiền sang cọc”. Gần đây, môi giới đăng tin rao bán lô đất diện tích 52m2 tại P.Long Phước, quận 9 với nội dung “chủ đất cần sang cọc gấp vì không xoay được tiền”. Được biết, nhà đầu tư này ôm vào với mục đích lướt cọc nhưng không thành công. Gần đến ngày đi công chứng, không thể xoay sở được tài chính nên rao bán sang cọc.
Ghi nhận cho thấy, tình trạng môi giới hoặc nhà đầu tư vào ôm hàng lướt cọc đã xuất hiện trở lại tại khu ven Tp.HCM. Một số lô đất hay căn nhà bán ra với giá tốt (thấp hơn giá thị trường khoảng 20-30%) đã được nhà đầu tư mua vào, sau đó rao bán chênh trong khoảng thời gian ngắn. Dẫu vậy, một số trường hợp không thể dùng đòn bẩy tài chính hoặc không kịp xoay dòng tiền đã “ôm bom”.
Theo tìm hiểu, khi thấy thị trường có tín hiệu sức cầu, không ít nhà đầu tư kì vọng vào mức độ tăng giá của sản phẩm. Có trường hợp, tài sản rao bán cả năm không ai mua nhưng nhà đầu tư tiếp tục tăng giá rao thêm 100 triệu đồng. Trường hợp khác, nhà đầu tư gửi môi giới bán với giá thu về nhưng khi thấy nhiều người quan tâm nên đã “rút hàng” và tăng giá. Hiện tượng nhà đầu tư ôm hàng giá tốt nhằm lướt cọc không khó hiểu trong bối cảnh thị trường đang dần tốt lên.
Tuy vậy, theo chia sẻ của các môi giới, nhà đầu tư không sẵn tiền mặt sẽ rủi ro tham gia thị trường ở thời điểm này. Thanh khoản chưa hoàn toàn phục hồi, cùng với việc nhà đầu tư khá cẩn trọng khi tham gia thị trường sau khoảng thời gian biến động cho thấy, đây không phải là giai đoạn dễ ôm hàng và hưởng chênh.
Nhịp sống thị trường
Sự kiện: Theo dấu dòng tiền
Xem tất cả >>- "Đà tăng giá bất động sản sẽ chưa dừng lại"
- Chuyên gia “chỉ điểm” phân khúc bất động sản sẽ bật tăng giá vào đầu năm 2025
- Đất phân lô bán nền quận 9 diễn biến “lạ” cuối năm
- Mất 17 năm ra ngoài kiếm được tiền nhưng chỉ 1 giây có thể đánh rơi tiền tỉ khi nhà đầu tư bất động sản vướng sai lầm nghiêm trọng này
- Hiện tượng “lạ” cuối năm: Môi giới nhiều nơi đổ về Nhơn Trạch (Đồng Nai) kéo theo lượng khách đầu tư về đón đầu "sóng" hạ tầng và các dự án lớn