Indonesia mời được Mỹ, Nga, Trung Quốc, Triều Tiên tập trận chung
(NLĐO) - Cuộc tập trận hải quân Komodo diễn ra trên vùng biển Indonesia kể từ ngày 5-6 sẽ quy tụ lực lượng của 49 quốc gia, trong đó có sự tham gia của nhiều cường quốc kinh tế - quân sự.
- 05-06-2023FED “lặng thinh” sau khi trần nợ qua ải, chuyên gia dự đoán ngược xuôi nhưng vẫn quy về đáp án khiến nhà đầu tư “bồn chồn”
- 05-06-2023Liệu khát vọng lật đổ sự thống trị của đồng USD mà BRICS đang ấp ủ có thành sự thật?
- 05-06-2023Nhà đầu tư có bao nhiêu tiền nếu 10 năm trước chi 1.000 USD mua cổ phiếu hot nhất phố Wall hiện nay?
- 05-06-2023Tiến bộ không tưởng của làng ô tô điện: Đi xuyên 2 quốc gia không cần sạc giữa đường, dự kiến sắp có chiếc ‘chạy siêu dài’ với phạm vi 1.600km chỉ với 1 lần sạc
Theo tờ South China Morning Post, cuộc tập trận hải quân Komodo do Indonesia làm chủ nhà sẽ diễn ra ở eo biển Makassar, khu vực giữa đảo Borneo và đảo Sulawesi từ ngày 5 đến ngày 8-6.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo dự kiến khai mạc sự kiện này.
Lực lượng đặc biệt thuộc Hải quân Indonesia rời tàu sau một cuộc tuần tra gần địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh của ASEAN ở tỉnh Đông Nusa Tenggara vào tháng trước - Ảnh: EPA-EFE
Lực lượng của 49 quốc gia bao gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Ân Độ, Pakistan... sẽ tham gia diễn tập ứng phó với các thảm họa nhân đạo và cứu nạn trên biển.
Đây được mô tả là khoảnh khắc hợp tác hiếm hoi trong thời kỳ ngoại giao nhiều căng thẳng và cạnh tranh quốc phòng ngày càng gay gắt trên khắp châu Á - Thái Bình Dương. Trong số những nước tham gia có nhiều nước trong thế đối đầu nhiều năm như Triều Tiên - Hàn Quốc, Ấn Độ - Pakistan...
Sự kiện này diễn ra vài ngày sau khi hội nghị quốc phòng Đối thoại Shangri-La ở Singapore kết thúc trong một tình thế căng thẳng giữa Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc.
Các chuyên gia cho rằng Indonesia - quốc gia đang là Chủ tịch ASEAN và đã xử lý khéo léo cuộc họp G20 năm ngoái tại Bali - đã lặng lẽ hoàn thành vai trò trung gian hòa giải trong một khu vực nhiều cạnh tranh yêu sách đối với các vùng biển và lãnh thổ.
Là một quốc gia công khai trung lập, cam kết thực hiện chính sách đối ngoại "tự do và tích cực", Indonesia dường như có ý định phát huy vai trò quốc tế lớn hơn để phù hợp với vị trí là nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á và là quốc gia đông dân thứ tư thế giới.
Khi được trang This Week in Asia hỏi liệu căng thẳng với Nga và Trung Quốc có thể gây xích mích trong cuộc tập trận Komodo hay không, một phát ngôn viên của Hải quân Mỹ cho biết họ tôn trọng khả năng của chính phủ Indonesia trong việc lựa chọn những nước tham gia.
"Mỹ sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác, chẳng hạn Indonesia, để đảm bảo rằng khu vực này vẫn mở và có thể tiếp cận được, cũng như các vùng biển và vùng trời của khu vực được quản lý và sử dụng theo luật pháp quốc tế" - đại diện Mỹ khẳng định.
Cũng trong tuần này, một loạt cuộc tập trận hải quân khác đang diễn ra với sự tham gia của Philippines, Mỹ và Nhật Bản. Nhà chức trách Philippines khẳng định cuộc tập trận không có gì bất thường.
NLĐ