MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

KBSV: Hoa Sen sẽ là doanh nghiệp thép hưởng lợi lớn nhất nếu tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế chống bán phá giá

06-06-2024 - 08:37 AM | Doanh nghiệp

Hoa Sen hiện đang nắm giữ thị phần lớn nhất trong mảng tôn mạ và ông thép tại Việt Nam.

Theo báo cáo cập nhất mới đây về tập đoàn Hoa Sen (mã chứng khoán: HSG), Chứng khoán KB (KBSV) cho biết doanh nghiệp hàng đầu ngành thép này sẽ được hưởng lợi lớn nhất nếu tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế chống bán phá giá (AD02). Điều này có được nhờ vào thị phần số 1 và số 2 trong mảng tôn mạ và thép ống mà Hoa Sen đang nắm giữ, chiếm lần lượt 28,4% và 12,4%.

Trong quá khứ, AD02 cũng đã được áp dụng trong giai đoạn từ tháng 9/2016 tới tháng 5/2022. KBSV cũng kỳ vọng AD02 sẽ được phê duyệt trong thời gian tới khi tỷ trọng nhập khẩu thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc đã gia tăng đáng kể từ đầu 2023 tới nay. 

Trước đó vào ngày 19/4, Hoa Sen và các nhà sản xuất tôn mạ khác trong nước đã nộp hồ sơ đến Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương về việc yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm thép mạ (còn gọi là tôn mạ) từ Trung Quốc và Hàn Quốc.

Đến ngày 3/5, Cục Phòng vệ thương mại đã có thông báo tiếp nhận đầy đủ, hợp lệ hồ sơ. Trong vòng 45 ngày kể từ ngày xác nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan điều tra sẽ thẩm định hồ sơ để trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét tiến hành điều tra hoặc không tiến hành điều tra vụ việc.

KBSV: Hoa Sen sẽ là doanh nghiệp thép hưởng lợi lớn nhất nếu tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế chống bán phá giá- Ảnh 1.

Cũng theo KBSV, giá trị hàng tồn kho của HSG trong quý 2/2024 tăng 49% so với cùng kỳ. Trong đó, nguyên vật liệu (chiếm 57% tổng giá trị) tăng 79%. KBSV cho rằng Hoa Sen đã rất tích cực gia tăng hàng tồn kho ở vùng giá thấp khi giá HRC tiếp tục xu hướng đi ngang tạo đáy trong khung 530-550 USD/tấn.

KBSV: Hoa Sen sẽ là doanh nghiệp thép hưởng lợi lớn nhất nếu tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế chống bán phá giá- Ảnh 2.

Theo quan sát của KBSV, trong T5/2024, giá tôn mạ tăng trung bình 200 VND/kg so với tháng trước, kết thúc xu hướng giảm kéo dài từ đầu năm tới nay. CTCK này kỳ vọng giá thép sẽ quay trở lại xu hướng tăng và bắt đầu một chu kỳ mới trong nửa cuối năm 2024 nhờ giá HRC tạo đáy trung hạn. 

Thứ hai là việc ngành bất động sản tại Trung Quốc dần hồi phục nhờ các chính sách kích cầu của Chính phủ. Thứ ba là nhu cầu tiêu thụ gia tăng từ các lĩnh vực như đầu tư công, xây dựng, sản xuất máy móc, thiết bị. KBSV ước tính biên lãi gộp của Hoa Sen có thể đạt mức 11,6% trong năm 2024 và 12,5% vào năm 2025.

KBSV: Hoa Sen sẽ là doanh nghiệp thép hưởng lợi lớn nhất nếu tôn mạ Trung Quốc, Hàn Quốc bị áp thuế chống bán phá giá- Ảnh 3.

KBSV cho biết sản lượng tiêu thụ trong tháng 4/2024 tiếp tục cho thấy xu hướng hồi phục, Trong đó, tiêu thụ tôn mạ đạt 141.577 tấn (tăng 10% so với tháng trước); tiêu thụ thép ống đạt 36,073 tấn (tăng 29%).  Động lực tăng trưởng chính tới từ thị trường nội địa, tiêu thụ tôn mạ và thép ống tăng lần lượt 29% và 28% so với tháng trước. 

Do thép ống là mặt hàng tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong nước, KBSV cho rằng đây là chỉ báo dẫn dắt cho thấy sức tiêu thụ nội địa đang được cải thiện đáng kể và kỳ vọng xu hướng này sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong nửa cuối năm khi lĩnh vực Bất động sản dân cư dần hồi phục, các dự án mới được khởi công tạo nhu cầu tiêu thụ thép. Theo quan điểm của CTCK này, Hoa Sen sẽ được hưởng lợi lớn khi nhu cầu tiêu thụ nội địa gia tăng trong các quý tới với thị phần mảng tôn mạ và thép ống đứng thứ 1 và thứ 2 toàn ngành. 

Trọng Hiếu

An ninh Tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên