Kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, thủ tục hành chính ở một số nơi còn rườm rà
Cử tri và nhân dân đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương tiếp tục có các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững; đẩy mạnh giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Ngoài ra, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có báo cáo tổng thể và công khai các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xuất bản sách giáo khoa...
- 22-10-2018Đã phê duyệt phương án cơ cấu lại 51 tổ chức tín dụng
- 22-10-2018Toàn văn phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
- 22-10-2018Thủ tướng: Kế thừa thành tựu hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của ta lớn mạnh hơn nhiều
Sáng ngày 22/10, phát biểu trước Quốc hội tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ Sáu Quốc hội khóa XIV, ông Trần Thanh Mẫn - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết, thời gian qua, cử tri và Nhân dân tiếp tục thể hiện tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Quốc hội, chỉ đạo,điều hành của Chính phủ. Tình hình kinh tế - xã hội có chuyển biến tích cực và đạt những kết quả quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô ổn định; tốc độ tăng GDP đạt khá cao , đời sống Nhân dân được nâng cao; chính trị, xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững; đối ngoại được triển khai đồng bộ, toàn diện và đạt nhiều kết quả.
Cụ thể, tính chung 9 tháng năm 2018, GDP ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước,là mức tăng cao nhất của 9 tháng kể từ năm 2011 trở về đây. Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/9/2018 ước tính đạt 898,3 nghìn tỷđồng, bằng 68,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa 710,1 nghìn tỷ đồng, bằng 64,6%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt mức tăng trưởng 9 tháng năm nay cao nhất trong giai đoạn 2012-2018,từng bước khẳng định xu thế chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, mặt khác giá bán sản phẩm ổn định cùng với thị trường xuất khẩu được mở rộng là động lực chính thúc đẩy sản xuất.
Cử tri và Nhân dân đánh giá cao việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp đã được triển khai đúng hướng; sản xuất nông nghiệp mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt mứctăng trưởng cao nhất kể từ năm 2012 đến nay; chương trình xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả cụ thể; các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp được kịp thời sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế.
Cử tri và Nhân dân đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ngành và chính quyền cácđịa phương tiếp tục có giải pháp đẩy mạnh việc kết nối 5 nhà (nhà nông - nhà doanh nghiệp - nhà nước - nhà khoa học và ngân hàng); nâng cao vai trò và chất lượng hoạt động của các hợp tác xã trong chuỗi liên kết; tiếp tục khơi thông nguồn vốn phục vụ sản xuất; có giải pháp để mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài; tận dụng ưu thế, tạo đà phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Thời gian qua, đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện; công tác xóa đói, giảm nghèo đạt nhiều kết quả tích cực, số hộ nghèo tiếp tục giảm, việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, cử tri và Nhân dân phản ánh kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, tỷ lệ tái nghèo còn cao, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi bão, lũ; năng lực ứng phó biến đổi khí hậu còn hạn chế; sạt lở bờ sông, ven biển vẫn diễn ra nghiêm trọng, nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long; tình trạng ngập úng ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh...chậm được cải thiện.
Do đó, Cử tri và Nhân dân đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương tiếp tục có các giải pháp giảm nghèo đa chiều, bền vững; thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng; chủ động các phương án thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường năng lực và kịp thời cảnh báo, phòng chống bão, lũ, sạt, lở; bảo đảm người dân khi gặp rủi ro, thiên tai được hỗ trợ kịp thời, sớm ổn định cuộc sống; bố trí lại các khu dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ sạt, lở, lũ lụt nguy hiểm.
Ngoài ra, cử tri và Nhân dân cho rằng, thủ tục hành chính ở một số nơi còn rườm rà; việc đơn giản hóa, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành còn chậm; công nghiệp phụ trợ còn yếu kém; tình trạng kinh doanh thua lỗ, tham nhũng, lãng phí vẫn xảy ra ở một số dự án, doanh nghiệp nhà nước. Cử tri và Nhân dân đề nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ, ngành, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tập trung tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, cắt giảm điều kiện kinh doanh một cách thực chất hơn, rút ngắn thời gian xử lý thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục về đầu tư,thuế, hải quan, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi thu hút mạnh hơn nữa đầu tư vào nôngnghiệp, nông thôn và những lĩnh vực công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Về giáo dục và đào tạo, Cử tri và Nhân dân ghi nhận nỗ lựa ngành trong việc tổ chức triển khai chủ trương cải cách, đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, cử tri và Nhân dân phản ánh việc triểnkhai áp dụng chương trình Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục đã gần 40 nămqua nhưng chưacó đánh giá đầy đủ và toàn diện; việc xuất bản, phát hành sách giáo khoa còn nhiều bất cập, tình trạng thiếu sách giáo khoa đầu năm họcvà phần lớn sách giáo khoa chỉ sử dụng một lần gây lãng phí lớn cho xã hội; các sai phạm, tiêu cực trong khâu chấm thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 tại một số địa phương làmảnh hưởng đến kết quả kỳ thi và uy tín của ngành giáo dục, gây bức xúc trong Nhân dân.
Do đó, cử tri và Nhân dân đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có báo cáo tổng thể và công khai các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc xuất bản sách giáo khoa, bảo đảm chất lượng, tiết kiệm,tránh tình trạng "độc quyền"; thực hiện rà soát, hoàn thiện quy trình kỹ thuật, bảo đảm giám sát chặt chẽ, khách quan, minh bạch trong tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tiếp tục xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Nhịp sống kinh tế
- Quốc hội quyết chi ngân sách Trung ương 2019 hơn 1 triệu tỷ đồng
- Chi 16.200 tỷ đồng cải cách tiền lương, tinh giản biên chế trong 2019
- Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể: Chúng ta có nhiều bài học 'xương máu'
- Chiều nay Quốc hội biểu quyết thông qua CPTPP
- Bí thư Nguyễn Thiện Nhân: "Không thể có đại học vô chủ!"