Khách tới chơi mừng tuổi con trai 1 triệu đồng, tôi có nên lì xì lại 1 triệu cho 3 đứa con của họ
![Khách tới chơi mừng tuổi con trai 1 triệu đồng, tôi có nên lì xì lại 1 triệu cho 3 đứa con của họ Khách tới chơi mừng tuổi con trai 1 triệu đồng, tôi có nên lì xì lại 1 triệu cho 3 đứa con của họ](https://cafefcdn.com/thumb_w/640/203337114487263232/2025/1/29/avatar1738117480594-17381174835731389862521.jpg)
Câu chuyện của một người phụ nữ chia sẻ về ngân sách lì xì: "Nhà tôi chỉ có 1 con, nhưng bên kia có đến 3 đứa!" đã nhanh chóng thu hút sự chú ý và trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi trên mạng xã hội.
- 28-01-2025Tôi phải làm sao khi con bĩu môi, chê phong bao lì xì 20 nghìn đồng từ người họ hàng thân thiết
- 28-01-2025Ngôi làng nghèo bỗng nhiên mở tiệc Tết linh đình nhiều ngày liền, có người nhận lì xì 200 triệu đồng: Nguyên nhân không ai ngờ đến
- 27-01-2025Phong bao lì xì biến mất, người người mừng tuổi qua QR Code, chuyển khoản: Phải chăng là sự thay đổi tất yếu của thời đại?
"Nhà tôi chỉ có 1 con, nhà họ 3 con, lì xì thế nào mới hợp lý?"
Ngày qua ngày, chỉ trong chớp mắt, Tết nguyên đán đã tới. Lì xì là một hoạt động không thể thiếu trong dịp lễ tết mọi năm. Nhưng từ năm này qua năm khác, việc lì xì bao nhiêu, có nên lì xì hay không vẫn luôn là chủ đề được mọi người bàn tán sôi nổi.
Việc cân nhắc số tiền lì xì cho từng trường hợp, đặc biệt khi số lượng con cháu hai bên không đồng đều, đang trở thành nỗi lo của nhiều gia đình trong dịp Tết. Dường như, những chiếc phong bao đỏ đó không chỉ mang ý nghĩa chúc phúc mà còn là một thử thách khiến nhiều người vừa háo hức vừa áp lực.
Như câu chuyện xuất hiện gần đây, một người phụ nữ ở Kim Hoa, Chiết Giang (Trung Quốc) đã chia sẻ nỗi băn khoăn của mình khi số lượng lì xì phải chuẩn bị trong dịp Tết năm nay tăng đáng kể, khiến chị buộc phải xem xét giảm bớt số tiền trong mỗi bao.
"Nhà họ hàng vừa sinh thêm một cặp song sinh, con gái lớn lên chức chị cả. Dĩ nhiên tôi rất vui cho họ, nhưng chỉ riêng gia đình này thôi cũng đã phải chuẩn bị ba bao lì xì. Thật sự là áp lực rất lớn!" – chị Trương tâm sự.
Chị cho biết, mỗi khi đến Tết, các bậc phụ huynh trong gia đình đều không thể tránh khỏi việc tính toán kỹ lưỡng chi phí chuẩn bị lì xì, để cân bằng giữa niềm vui và áp lực tài chính.
Mỗi dịp Tết, chị Trương đều cảm thấy bối rối khi phải chuẩn bị lì xì cho con cháu trong gia đình. Điều khó khăn nhất là không rõ đối phương đã lì xì cho con mình bao nhiêu để có thể "trả lễ" một cách cân đối.
"Nếu cứ theo mức lì xì như trước đây, bây giờ số tiền sẽ phải nhân lên gấp ba. Nhưng nếu lì xì ít hơn, tôi lại cảm thấy ngại ngùng." – chị Trương chia sẻ.
Chị cũng thẳng thắn thừa nhận, việc chuẩn bị lì xì ở Chiết Giang khá áp lực vì mức tiền lì xì thường cao hơn so với các nơi khác: "Ở đây, lì xì từ 500k đến 1 triệu đồng là rất phổ biến. Nếu thân thiết hơn, có khi phải lì xì gấp 2 gấp 3. Gặp gia đình có nhiều con nhỏ, tôi còn phải chuẩn bị lì xì cho cả chục đứa."
Khi thử tính tổng lại các khoản chi, số tiền lẻ tẻ đã tích thành một khoản tiền lớn khiến chị Trương rất áp lực.
Chị Trương than thở về tình huống khó xử trong dịp Tết: "Nhà tôi chỉ có một đứa con, còn nhà họ có ba đứa. Vậy tôi nên lì xì 1 triệu đồng cho mỗi đứa, hay chỉ 1 triệu cho cả ba?"
Nhưng không phải địa phương nào cũng như vậy, có nơi, mỗi dịp Tết các gia đình đến thăm nhau cũng chỉ mang theo một hộp táo đỏ và một túi kẹo. Mọi người trao đổi quà để thể hiện tấm lòng, vừa ý nghĩa mà không tạo gánh nặng tài chính."
Theo chị, những phong tục đơn giản và giàu ý nghĩa như vậy có thể giúp giảm bớt áp lực tài chính, mang lại không khí Tết ấm áp, nhẹ nhàng hơn.
Không lì xì để giảm áp lực tài chính
Cũng về vấn đề số tiền lì xì, anh Tôn - một người dân Hàng Châu (Trung Quốc), cho biết năm nay gia đình anh sẽ về quê vợ ở Khu Châu để đón Tết. Trước đó, anh và họ hàng hai bên đã thống nhất rằng năm nay sẽ không lì xì qua lại nữa.
"Một đứa trẻ thì ít nhất cũng phải lì xì ba đến năm trăm tệ. Gặp gia đình có nhiều con thì áp lực càng lớn. Nên năm nay, chúng tôi đã thỏa thuận trước là không lì xì để giảm bớt gánh nặng." – anh Tôn chia sẻ.
Anh cho rằng lì xì vốn chỉ là một hình thức giao lưu tình cảm, nhưng khi "nhà bạn lì xì 500k, nhà tôi cũng phải trả lại 500k" thì việc lì xì cho các cháu cũng không còn bao nhiêu ý nghĩa nữa.
Anh chia sẻ thêm: "Người Hàng Châu có câu: 'Bình bình mà qua', nghĩa là cân bằng cho nhau, không ai hơn ai."
Anh Tôn cho biết, cả gia đình anh và họ hàng ở Khu Châu đều có con nhỏ. Vì vậy, việc lì xì gần như trở thành một vòng lặp: "Mình lì xì cho họ, họ lại phải trả lại. Nếu vô tình quên lì xì một, hai đứa thì lại khiến người ta suy nghĩ, rất phiền phức. Thà thống nhất trước là không lì xì cho nhẹ nhàng."
Khi đơn giản hóa trở thành giải pháp lý tưởng
Trong các cuộc thảo luận về chủ đề "Tết nên lì xì bao nhiêu tiền?", nhiều cư dân mạng đã bày tỏ quan điểm rằng lì xì Tết chỉ đơn thuần là một lời chúc phúc cho bắt đầu năm mới thôi.
"Chỉ cần mang ý nghĩa chúc mừng là được, không cần phải đặt nặng giá trị tiền bạc." – đây là một ý kiến nhận được sự đồng tình rộng rãi.
Nhiều người dùng cũng để lại quan điểm của mình:
“Cá nhân tôi cho rằng nên lì xì, đây cũng là một nghi thức trong năm mới nhưng đừng đặt nặng vấn đề tiền bạc là được.”
Nguồn gốc của những bao lì xì chính là một lời chúc may mắn cho mọi người vào đầu năm mới. Vì vậy, chúng ta không nên đặt nặng chuyện tiền bạc mà quan trọng hơn vẫn là ở tấm lòng. Thế nên, đơn giản hóa phong tục lì xì không chỉ giúp giảm gánh nặng tài chính mà còn giữ nguyên tinh thần truyền thống, giúp Tết trở nên ý nghĩa và trọn vẹn hơn.
Đời sống pháp luật