Khảo sát 200.000 người của ĐH Harvard: Càng ăn nhiều loại thịt này càng dễ mắc bệnh tiểu đường
Bên cạnh đồ ngọt, loại thực phẩm thiết yếu này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
- 18-07-2024Nghiên cứu dài nhất lịch sử của ĐH Harvard tiết lộ 1 yếu tố quyết định kéo dài tuổi thọ, không phải tập thể dục hay chế độ ăn uống
- 16-07-2024Câu nói kinh điển của Đại học Harvard: Trên đời không có khó khăn thực sự nào, nếu mục tiêu của bạn là bên kia biển lớn thì đừng dừng lại trước những con sóng vỗ
- 15-07-2024Phỏng vấn sinh viên ĐH Harvard suốt 10 năm, nhà kinh tế học phát hiện: Những người thành công được bố mẹ nuôi dạy theo 4 cách này
- 15-07-2024Cảnh tượng "lạ" bên trong thư viện Bách Khoa vào mùa thi, Harvard hay Thanh Hoa cũng chỉ cỡ này!
Thực phẩm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Các loại thịt đỏ như: thịt bò, thịt cừu, thịt lợn và các thực phẩm chế biến sẵn như: Thịt xông khói, xúc xích, thịt hộp,.. là nguyên liệu chính trong bữa ăn của nhiều gia đình, bởi chúng cung cấp nguồn protein dồi dào và lượng lớn vi chất quan trọng cho cơ thể. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều loại thịt này cũng gây ra những hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó có tăng nguy cơ mắc bênh về tim mạch, béo phì và cả tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu từ Trường Y tế Công cộng Chan T.H. của Đại học Harvard đã tiến hành phân tích dữ liệu của 216.695 người trong thời gian 36 năm. Cứ 2 - 4 năm, những người tham gia khảo sát lại thực hiện thống kê những thông tin về tần suất tiêu thị các loại thực phẩm của mình. Vào cuối giai đoạn của cuộc khảo sát, có hơn 22.000 người tham gia được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Sau khi phân tích và xác định các yếu tố, nghiên cứu cho thấy việc ăn thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo đó, người ăn thịt đỏ nhiều nhất có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 62% so với những người ăn ít nhất. Với thịt đỏ đã qua chế biến và chưa qua chế biến, nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 lần lượt mà 51% và 40%.
Các nhà khoa học cũng phân tích mối liên quan giữa thịt đỏ và việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như: Hàm lượng chất béo bão hòa cao trong thịt đỏ có thể làm giảm chức năng tế bào beta và độ nhạy insulin; Màu đỏ của thịt đỏ có thể làm tăng căng thẳng và kháng insulin; Một số chất phụ gia trong thịt đỏ đã qua chế biến có thể thúc đẩy rối loạn chức năng nội mô và kháng insulin.
Nên ăn như nào là hợp lý?
Các nhà nghiên cứu cho biết thịt đỏ chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 nếu tiêu thụ quá mức. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta nên từ bỏ thịt đỏ, mà cần tìm cách cân bằng trong việc tiêu thụ. Việc bạn cần làm chính là tiêu thụ thịt đỏ chưa qua chế biến một cách điều độ và ăn ít hoặc không ăn các sản phẩm thịt đỏ đã qua chế biến.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho biết nếu thay khẩu phần thịt đỏ bằng các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như hạt, đậu thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ thấp hơn lần lượt là 30%, 41%. Thay thế 1 khẩu phần thịt đỏ đã qua chế biến và thịt đỏ chưa qua chế biến bằng 1 khẩu phần sản phẩm từ sữa mỗi ngày có thể làm giảm 22% nguy cơ mắc bệnh này.
Theo đó, mối liên quan giữa các loại hạt, cây họ đậu và các sản phẩm từ sữa với việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 có thể do chúng giàu axit béo không bão hòa và chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm phản ứng insulin và viêm.
Theo "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc (năm 2022)", mỗi người nên ăn cá, thịt gia cầm, trứng và thịt nạc ở mức độ vừa phải, trung bình từ 120 - 200 gam mỗi ngày hoặc từ 300 - 500 gam cá, 300 - 350 gam trứng, 300 - 350 gam trứng mỗi tuần; nên ăn càng ít sản phẩm thịt đã qua chế biến càng tốt.
Ngoài ra, khi chế biến các loại thịt đỏ nên sử dụng các phương pháp hấp, hạn chế việc nướng và chiên. Vì khi thịt được nướng hoặc chiên ở nhiệt độ cao sẽ phá hủy các chất dinh dưỡng, thậm chí là tạo ra một số chất gây ung thư.
Tổng hợp