MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi người trẻ về quê: Không sống cho riêng mình, khát khao đưa nông sản quê hương vươn tầm

14-12-2023 - 09:48 AM | Lifestyle

Không chỉ về quê “nuôi cá và trồng thêm rau”, những người trẻ này còn ấp ủ ước mơ lớn lao hơn cho cộng đồng và quê hương.

Trong những năm trở lại đây, bỏ phố về quê đã trở thành câu chuyện quen thuộc với nhiều người. Chỉ vỏn vẹn 4 chữ nhưng lại có sức nặng đặc biệt, gói gọn cả một chặng đường dài với những quyết định bước ngoặt, chấp nhận đánh đổi, thay đổi nhịp sống, đối mặt với định kiến,...

Và với một nhóm người trẻ, điều quan trọng nhất khi bỏ phố về quê là vì khao khát đưa nông sản địa phương vươn tầm, để nhiều người biết đến quê hương mình hơn. Xa hơn nữa, đó là ước mơ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của mảnh đất họ đã sinh ra và lớn lên.

Thời điểm cuối năm thế này, cùng nhìn lại hành trình đầy hoài bão cho cả bản thân lẫn quê hương của người trẻ trong thời gian qua. Và đừng quên đề cử cho những câu chuyện “dám ước mơ, dám rực rỡ” khác tại cổng đề cử của WeChoice Awards 2023 sẽ được mở vào ngày 18/12/2023.

Vừa học Thạc sĩ RMIT vừa hỗ trợ gia đình bán hoa tươi, nối tiếp giấc mơ xuất khẩu nông nghiệp của bố

Nhân vật này là cô gái trẻ tên Vi Trần (26 tuổi), đến từ Lâm Đồng. Vi tốt nghiệp ngành Thương mại ở ĐH RMIT, giành được học bổng Thạc sĩ 50% ngành Thương mại Quốc tế của trường. Ngoài ra cô nàng còn làm marketing cho một công ty công nghệ, dạy social media,... Với điều kiện như vậy, cơ hội công việc của Vi ở TP.HCM rất rộng mở nhưng cô nàng quyết định về quê, vừa học Thạc sĩ online vừa phụ bố mẹ kinh doanh hoa.

Khi người trẻ về quê: Không sống cho riêng mình, khát khao đưa nông sản quê hương vươn tầm - Ảnh 1.

Vi Trần

Đương nhiên Vi có lý do cho quyết định này. Theo quan sát của Vi, trồng hoa nói riêng và ngành nông sản Việt Nam thường rơi vào cảnh được mùa thì mất giá mà được giá thì mất mùa, cuộc sống của người nông dân bấp bênh. Ở quê Vi, mọi người vẫn đang kinh doanh theo mô hình truyền thống, đầu ra không ổn định. Vì vậy, cô muốn học hành bài bản để tạo ra thay đổi cho quê hương mình.

Còn câu chuyện của cá nhân Vi, cô muốn viết tiếp giấc mơ của bố là xuất khẩu nông nghiệp. Bố cô nàng là nông dân trồng hoa, nhà nghèo nên không có điều kiện học cao. Vì vậy bố Vi đã dành hết tất cả mọi thứ để đầu tư cho con gái đi học. Đây cũng chính là lý do giúp Vi giành được học bổng Thạc sĩ ở RMIT.

Khi người trẻ về quê: Không sống cho riêng mình, khát khao đưa nông sản quê hương vươn tầm - Ảnh 2.

Đang học Thạc sĩ mà về quê trồng hoa, bán hoa nên Vi cũng phải đối mặt với lời ra tiếng vào

Hiện tại, gia đình Vi Trần dần đạt được một bước tiến lớn trong tiến trình xuất khẩu nông sản ra thị trường quốc tế. Nông trại của gia đình cô đã trở thành 1 trong 3 nông trại ở Việt Nam được doanh nghiệp Nhật Bản chọn để chuyển giao công nghệ trồng hoa và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Về quê sống tự cung tự cấp, thương mại hóa nông sản quê hương

Không khó để bắt gặp những kênh video về cuộc sống làng quê trên MXH và Lộc nông thôn là một trong số đó với khoảng 150 nghìn người theo dõi. Chủ nhân của kênh là chàng trai tên Tô Văn Lộc, hiện đang sinh sống ở Thái Bình. Trước khi về quê, Lộc là chủ một gian hàng kinh doanh thời trang và đồ thủ công tại một TTTM ở quận 1 (TP.HCM).

Khi người trẻ về quê: Không sống cho riêng mình, khát khao đưa nông sản quê hương vươn tầm - Ảnh 3.

Tô Văn Lộc

Năm 2020, Lộc quyết định chuyển về quê sống. Ban đầu anh chàng khá tự tin rằng mình có thể kiếm được tiền trên MXH sau khi về quê nhưng đã bị vỡ mộng. Những bài học có được khi bỏ phố về quê, kế hoạch và lối đi của anh chàng cũng khác rất nhiều so với ban đầu.

Hiện tại Lộc vẫn vừa làm video trên MXH vừa mày mò học thêm kinh nghiệm làm nông nghiệp để tự cung tự cấp. Song song với đó anh chàng vận dụng kiến thức kinh doanh có được để thương mại hoá các sản phẩm nông sản ngon và sạch ở quê như gạo lứt, vừng (mè), đậu xanh, cám gạo, các loại bột gạo lứt, sắn dây, đậu đen,...

Khi người trẻ về quê: Không sống cho riêng mình, khát khao đưa nông sản quê hương vươn tầm - Ảnh 4.

Một số nông sản sạch ở quê Lộc

“Mình đã có những mảng lúa lứt hữu cơ, những vạt đậu xen canh, những trái cây nhiệt đới tươi ngon được chế biến sâu tăng thêm giá trị. Đó là bước đi thật chậm nhưng vô cùng đáng giá.

Bạn chọn cuộc sống ở thành thị hay nông thôn không hề quan trọng. Điều quan trọng là dù ở đâu, bạn cũng sống một đời rực rỡ nhất” - Lộc chia sẻ.

Từ bỏ giấc mơ Nhật Bản để về quê nuôi dế

Giống như Vi hay Lộc, Đình Luân (30 tuổi, Đắk Lắk) cũng có nhiều cơ hội hơn khi ở bên ngoài. Cụ thể anh chàng từng có nhiều năm làm việc ở Nhật Bản với mức lương cao, cuộc sống ổn định. Thậm chí Luân còn có kế hoạch sẽ định cư lâu dài ở đất nước mặt trời mọc.

Khi người trẻ về quê: Không sống cho riêng mình, khát khao đưa nông sản quê hương vươn tầm - Ảnh 5.

Đình Luân

Cuối năm 2019 - đầu năm 2020, Đình Luân về Việt Nam thăm nhà và phải ở lại do tình hình dịch bệnh. Đây là thời điểm anh chàng bắt đầu phát hiện ra tiềm năng của nuôi dế. Dù bị gia đình phản đối dữ dội nhưng Luân không từ bỏ, vừa đi học Digital Marketing vừa tập tành nuôi dế, từ đó làm ra sản phẩm từ dế để bán. Dần dần công việc kinh doanh của Luân phát triển, vượt qua khó khăn và được báo đài đưa tin nên bố mẹ mới dần tin tưởng và ủng hộ.

Cuối năm 2020, khi sản phẩm từ dế bắt đầu vào giai đoạn thương mại hoá rộng rãi thì Luân được công ty cũ ở Nhật Bản đề nghị quay lại làm việc. Sau 1 ngày suy nghĩ, anh quyết định từ chối giấc mơ Nhật Bản này, ở lại Việt Nam để tiếp tục nuôi dế và kinh doanh.

Khi người trẻ về quê: Không sống cho riêng mình, khát khao đưa nông sản quê hương vươn tầm - Ảnh 6.

Khu vực nuôi dế

Khi người trẻ về quê: Không sống cho riêng mình, khát khao đưa nông sản quê hương vươn tầm - Ảnh 7.

Xưởng sấy và đóng gói

Nhưng không dừng lại ở đó, điều đặc biệt nhất ở hành trình của Luân chính là sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của mọi người liên quan đến việc kinh doanh như cách nuôi dế, đầu ra, chi phí ban đầu,... Anh chia sẻ tài liệu nuôi dế miễn phí, tận tình trả lời từng bình luận, tin nhắn của mọi người vì ước mơ mở rộng kinh doanh nông sản.

"Bản chất của kinh doanh là phải tạo ra lợi nhuận nên ai cũng sợ bị cạnh tranh. Nhưng mình đã có kế hoạch riêng cho doanh nghiệp của mình để tránh chuyện này. Thật ra mọi tài liệu đều có trên mạng, mình chỉ tìm tòi, cóp nhặt và tổng hợp lại để chia sẻ với mọi người thôi. Mình muốn giúp bà con và những người trẻ có tư duy khác về cách làm nông nghiệp, thúc đẩy mảng chăn nuôi dế nói riêng và nền nông nghiệp truyền thống nói chung cùng phát triển. Đó là mong muốn lớn nhất của mình" - Luân tâm sự.

Hiện tại mô hình kinh doanh của Đình Luân đã mở rộng thêm nhiều sản phẩm khác ngoài dế như khô lươn, khô cá lóc, nấm sấy, sâu tre sấy,...

Cổng đề cử của WeChoice Awards 2023 sẽ chính thức mở từ ngày 18/12/2023 tại website: wechoice.vn. Hãy gửi đến chúng tôi những nhân vật, những câu chuyện mang đậm tinh thần dám sống vì đam mê - dám cháy rực rỡ với khát vọng của mình.

WeChoice Awards - Giải thưởng thường niên do Công ty cổ phần VCCorp tổ chức, với mong muốn tôn vinh những con người, câu chuyện truyền cảm hứng nhất, những sự kiện, sản phẩm và công trình có ý nghĩa với cộng đồng.

Mùa thứ 8 với chủ đề "Dám đam mê, Dám rực rỡ", WeChoice Awards 2023 vẫn sẽ là nơi tìm kiếm và lan tỏa những nguồn cảm hứng tích cực thông qua hệ thống giải thưởng đa dạng, đặc biệt là giải thưởng quan trọng nhất: Nhân vật Truyền cảm hứng, bao gồm 10 Nhân vật Truyền cảm hứng và 5 Đại sứ Truyền cảm hứng.

- 10 Nhân vật Truyền cảm hứng do cộng đồng độc giả bình chọn dựa trên các đề cử gửi đến cổng đề cử của WeChoice Awards 2023, thông qua website wechoice.vn.

- 5 Đại sứ Truyền cảm hứng là hạng mục duy nhất hoàn toàn do Hội đồng thẩm định - gồm những nhân vật có uy tín xã hội trong nhiều lĩnh vực khác nhau bình chọn.

Khi người trẻ về quê: Không sống cho riêng mình, khát khao đưa nông sản quê hương vươn tầm - Ảnh 8.

Theo Huyền Trang

Phụ nữ mới

Trở lên trên