Khi thận suy hỏng, cơ thể sẽ có 3 bất thường lúc tiểu tiện: Có 1 cũng cần đi khám ngay trước khi quá muộn
Những bất thường khi tiểu tiện có thể cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có suy thận.
- 21-12-20231 loại quả ngọt là "thuốc dưỡng thận", hạ đường huyết hiệu quả: Rất sẵn ở chợ Việt
- 20-12-2023Mùa đông cần dưỡng thận: Tiết lộ 4 thói quen ăn uống bổ thận, muốn tránh bệnh vào mùa lạnh đừng bỏ qua
- 17-12-2023"Thời tiết hanh khô, cẩn thận củi lửa": Nhân vật quần chúng nhỏ bé trong phim nhưng là người làm nghề đặc biệt thời xưa
Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh (NHS), cứ 10 người Anh thì có 1 người bị suy thận.
Suy thận có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ tới nặng. Tùy theo từng mức độ, bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị khác nhau, trong đó có chạy thận nhân tạo và ghép thận. Tuy nhiên, các dấu hiệu của suy thận ở giai đoạn sớm thường được đánh giá là khá mờ nhạt. Có rất nhiều ca bệnh chỉ mệt mỏi nhưng đi khám đã suy thận giai đoạn cuối. Chính vì thế, việc nắm bắt được dấu hiệu của suy thận để kịp thời phát hiện và can thiệp là rất quan trọng.
3 bất thường khi tiểu tiện cảnh báo suy thận
Theo Mayo Clinic (hệ thống chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Mỹ), các dấu hiệu bất thường khi tiểu tiện là một dấu hiệu điển hình của suy thận. Bệnh nhân có thể có thay đổi về lượng nước tiểu và mùi nước tiểu.
Theo một nghiên cứu năm 2012 của Khoa Thận, Đại học Karaelmas (Thổ Nhĩ Kỳ), một số bệnh nhân suy thận cho biết họ thấy nước tiểu của mình nặng mùi hơn bình thường. Nguyên nhân là do khi chức năng thận bị suy giảm, thận không lọc bỏ được hết các chất thải trong máu và thải lượng chất thải dư thừa này vào nước tiểu, khiến nước tiểu đặc hơn và nặng mùi hơn.
Theo Stanford Medicine (thuộc trường Đại học Stanford - Mỹ), bên cạnh việc giảm lượng nước tiểu, nhiều bệnh nhân suy thận có thể đi tiểu nhiều hơn, mặc dù không uống nhiều nước hơn. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể xuất hiện tình trạng tiểu không tự chủ.
Một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng những người mắc bệnh gan hoặc bệnh tiểu đường nhưng không kiểm soát được tình trạng bệnh cũng có thể có nước tiểu nặng mùi hơn.
Tuy nhiên, theo NHS, nước tiểu nặng mùi không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh lý. Việc tiêu thụ một số thực phẩm bao gồm măng tây, cà phê, thuốc hoặc vitamin, không uống đủ nước cũng có thể dẫn tới tình trạng này.
Nếu nước tiểu có mùi nồng, kèm đau buốt khi đi tiểu hoặc đi tiểu thường xuyên hơn, nước tiểu có màu đục hơn, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu.
Dấu hiệu khác của suy thận
Đối với suy thận, ngoài thay đổi về mùi nước tiểu và lượng nước tiểu, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng khác như:
- Sưng/phù chân, mắt cá chân hoặc bàn chân
- Mệt mỏi thường xuyên
- Nôn, buồn nôn
- Khó thở
Theo Stanford Medicine, các triệu chứng có thể gặp khác của suy thận đó là:
- Phát ban trên da hoặc ngứa/khô da
- Sốt
- Đau bụng, đau lưng
- Chuột rút
- Đau đầu
- Hơi thở hôi
- Trương lực cơ kém
- Thường thấy có vị kim loại trong miệng
Các tình trạng nặng hơn như lú lẫn, nhịp tim không đều, động kinh, hôn mê.
Đời sống & pháp luật
- Bộ tộc “sống thọ nhất thế giới”, hơn 900 năm không bị ai mắc ung thư nhờ 4 thói quen: Đặc biệt họ không ăn 1 loại thực phẩm
- Ngôi làng ở Ý “sống thọ nhất thế giới” nhờ “kiêng” 1 loại gia vị: Hạn chế sẽ tránh được ung thư, đường huyết nhảy vọt
- Không phải chạy bộ hay bơi lội, thực hiện 2 bài tập này cũng giúp hạ đường huyết, kéo dài tuổi thọ hiệu quả
- Người có tuổi thọ ngắn thường nằm ở 3 chỗ: Sau 50 tuổi ăn thêm 2 thứ này để cơ thể “sạch”, sống thọ hơn
- Người có tuổi thọ ngắn thường có 3 thói quen này: Học người Nhật 2 việc để sở hữu "cơ thể trường thọ"