MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khó hiểu dòng tiền 1.000 tỉ đồng đầu tư trong vụ án tại Saigon Co.op

24-11-2023 - 17:10 PM | Xã hội

Hai công ty nhận 1.000 tỉ đã mang gởi ngân hàng sau đó rút ra chuyển cho 8 công ty để đầu tư ngược về Saigon Co.op; tất cả giao dịch đều thông qua một ngân hàng.

Liên quan đến vụ án, 4 bị can khác bị đề nghị truy tố tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" gồm Trần Trung Liệt, Hàng Thanh Dân, Nguyễn Thị Thùy Trang, Phạm Thị Minh Ngọc.

Vào thời điểm cuối năm 2015 đầu năm 2016, khi chuỗi siêu thị Big C tại Việt Nam công bố thông tin chuyển nhượng, lãnh đạo Saigon Co.op đã họp thông qua nghị quyết mở rộng, phát triển bằng việc mua bán sáp nhập các đơn vị có nhu cầu chuyển nhượng.

Saigon Co.op thực hiện huy động vốn 10.000 tỉ đồng trong đó đợt 1 huy động 3.000 tỉ đồng và mở tài khoản chuyên dùng tại một ngân hàng. Tháng 3-2016, tài khoản của Saigon Co.op nhận được 3.000 tỉ đồng từ việc góp vốn của 56 pháp nhân.

Tháng 5-2016, Saigon Co.op đấu giá mua lại Big C tại Việt Nam nhưng không thành công, từ đó các công ty đã góp vốn muốn rút vốn góp tại Saigon Co.op.

Tháng 7-2016, ông Diệp Dũng chỉ đạo Hồ Mỹ Hòa (Giám đốc Tài chính Saigon Co.op) dùng 1.000 tỉ đồng (trong số 3.000 tỉ đồng huy động) để hợp tác đầu tư. Sau đó, Hòa "báo cáo miệng" với Nguyễn Thành Nhân (Tổng Giám đốc Saigon Co.op) về chỉ đạo của ông Diệp Dũng.

Khó hiểu dòng tiền 1.000 tỉ đồng đầu tư trong vụ án tại Saigon Co.op - Ảnh 1.

Ông Diệp Dũng

Giàu gặp Nguyễn Ngọc Lâm (Trưởng Phòng đầu tư của ngân hàng) trao đổi nội dung đầu tư. Ông Lâm thông báo cho Hòa biết việc Công ty Đại Á và Công ty Đô Thị Mới đồng ý nhận 1.000 tỉ đồng từ Saigon Co.op với lợi nhuận 7%/năm và có tài sản đảm bảo cho Saigon Co.op.

Sau đó, ông Lâm giao cho Nguyễn Trường Thành (Phó Phòng đầu tư ngân hàng) giúp 2 công ty soạn thảo nội dung hợp đồng đầu tư.

Để có tài sản đảm bảo, Công ty Đại Á đã cầm cố 398 tỉ đồng quy đổi từ 26,5 triệu cổ phiếu VietinBank và HD Bank.. Tương tự, Công ty Đô Thị Mới đã cầm cố 62 triệu cổ phiếu VietinBank và HD Bank.

Các hợp đồng cầm cố chứng khoán do Nguyễn Trường Thành soạn thảo sau đó chuyển lại cho tổng giám đốc 2 công ty Đại Á và Đô Thị Mới bổ sung.

Tháng 8-2016, Diệp Dũng không thông qua hội đồng quản trị Saigon Co.op mà tự ý ký hợp đồng đầu tư với 2 công ty Đại Á và Đô Thị Mới 1.000 tỉ đồng với lợi nhuận 7% trong thời hạn 3 tháng.

Sau khi nhận tiền từ Saigon Co.op, Tổng Giám đốc Công ty Đại Á là Tôn Thất Hào đã sử dụng 300 tỉ đồng mang gửi lại ngân hàng nơi Nguyễn Trường Thành làm việc. Hào gửi thời hạn 3 tháng với tiền lãi được hơn 2 tỉ đồng sau đó lấy lại 300 tỉ đồng chuyển cho Công ty Hải Dương để công ty này góp vốn ngược lại 300 tỉ đồng vào Saigon Co.op.

Tương tự, Công ty Đô Thị Mới nhận 700 tỉ từ Saigon Co.op đã mang đi cho vay, gửi tiết kiệm thu lãi được gần 7,5 tỉ đồng. Sau đó Công ty Đô Thị Mới tiếp tục dùng 700 tỉ đồng nhận từ Saigon Co.op chuyển cho các công ty khác để các công ty này góp vốn ngược về Saigon Co.op.

Sau đó, ngân hàng đã cấp "Giấy xác nhận góp vốn" cho 64 công ty, hợp tác xã tham gia góp vốn Saigon Co.op.

Như vậy, số tiền 1.000 tỉ đồng Công ty Đại Á và Đô Thị Mới nhận từ Saigon Co.op đã thông qua 8 công ty tiếp tục góp vốn ngược lại Saigon Co.op nhằm mục đích tăng tiền huy động từ 3.000 tỉ đồng lên 4.000 tỉ đồng với sự tham gia tổng cộng của 64 công ty.

Khi Saigon Co.op yêu cầu 2 công ty Đại Á và Đô Thị Mới hoàn trả 1.000 tỉ đồng cùng lợi nhuận 7%/năm thì lãnh đạo 2 công ty thông qua Nguyễn Ngọc Lâm lấy lý do 2 công ty sử dụng 1.000 tỉ đồng không hiệu quả nên xin điều chỉnh giảm lãi suất.

Từ đề xuất này, Diệp Dũng tiếp tục tự ý ký thỏa thuận bổ sung điều chỉnh lợi nhuận từ 7%/năm xuống còn 0%/năm dẫn đến gây thất thoát cho Saigon Co.op số tiền 115,7 tỉ đồng.

Theo Phạm Dũng

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên