Khó xóa khoảng cách về lãi suất giữa các nhóm ngân hàng
Chênh lệch lãi suất kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng hiện nay đang ở mức cao nhất, có ngân hàng áp dụng chỉ 5,8%/năm nhưng có nơi đến gần 8%/năm.
- 13-12-2019Lãi suất huy động năm 2020 sẽ như thế nào?
- 11-12-2019Mua ô tô cuối năm, vay tiền ngân hàng nào lãi suất tốt nhất?
- 10-12-2019Khát tiền cuối năm, đại gia nhà đất vay ngàn tỷ lãi suất không tưởng
Theo báo cáo thị trường tiền tệ hàng tuần vừa được Trung tâm Phân tích & Tư vấn đầu tư của công ty chứng khoán SSI công bố, trong tuần đến ngày 13/12 vừa qua, thanh khoản trên liên ngân hàng đã được cải thiện nhờ nguồn cung VND từ các ngân hàng thương mại lớn gia tăng và NHNN tiếp tục bơm ròng 1.627 tỷ đồng thông qua kênh OMO.
Nhờ vậy, lãi suất trên liên ngân hàng giảm dần, kết thúc tuần ở mức 3,68%/năm với kỳ hạn qua đêm (giảm 34 điểm cơ bản so với tuần trước) và 3,9%/năm với kỳ hạn 1 tuần (giảm 20 điểm cơ bản).
Trên thị trường 1 không ghi nhận sự điều chỉnh đáng kể nào, lãi suất tiền gửi vẫn dao động trong khoảng 4,1-5,0%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5,5-7,5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4-7,9%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng. Lãi suất các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên vẫn neo cao nên tiền gửi các NHTM vẫn tăng trưởng tốt trong 4 tháng gần đây và gia tăng tỷ trọng tiền gửi trung và dài hạn trong cơ cấu tiền gửi.
Ở kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng, mức chênh lệch lãi suất là lớn nhất, khi có ngân hàng chỉ áp dụng mức từ 5,3 - 6,3%/năm (phổ biến các ngân hàng lớn, khỏe) thì cũng có những nhà băng vẫn áp dụng mức lãi suất hơn 7%/năm, thậm chí là gần 8%/năm.
Duy chỉ có lãi suất dưới 6 tháng là mức chênh không đáng kể khi Ngân hàng Nhà nước áp trần lãi suất 5%/năm. Hiện tiền gửi kỳ hạn 1 tháng cho đến dưới 6 tháng phổ biến từ 4,5 - 5%/năm.
Lãi suất từ 1 đến 6 tháng ở các ngân hàng (Phương Nhi tổng hợp)