Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Bài cuối: Yếu tố 'đột phá' tạo sức bật
Để cải thiện năng suất lao động cả về giá trị và tốc độ, Việt Nam cần phải đồng bộ chính sách và có những đột phá. Bởi đột phá là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam “bứt phá” từ thực trạng hiện nay để đạt được những cột mốc mới. Điều này khẳng định vai trò, tầm quan trọng của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, bởi nếu không có đổi mới sáng tạo thì không có
- 31-05-2023HSBC: Việt Nam có thể sẽ chứng kiến một cú hích mạnh hơn từ du lịch quốc tế
- 31-05-2023Đầu tư công phải là động lực tăng trưởng
- 31-05-2023Cơ chế đặc thù cho TP HCM là quá hợp lý!
Đồng bộ chính sách
Mô hình tăng trưởng mới xác định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chính. Cùng với hạ tầng chất lượng quốc gia thì việc đồng bộ các chính sách khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, sự tham gia của các cấp, ngành, doanh nghiệp và cộng đồng từ trung ương đến địa phương đóng vai trò quan trọng. Đây cũng là một trong những điểm chính trong Dự thảo Đề án về giải pháp khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm nâng cao năng suất lao động đang được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) hoàn thiện để trình Chính phủ trong quý II/2023.
Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường và Chất lượng Hà Minh Hiệp cho biết, quá trình hoạt động thúc đẩy năng suất tại Việt Nam đã diễn ra xuyên suốt từ năm 1996 cho đến nay, trong đó, giai đoạn từ năm 2010-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 21/5/2010 phê duyệt Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020” (Chương trình 712), đánh dấu bước chuyển biến mạnh mẽ trong thúc đẩy hoạt động nâng cao năng suất tại Việt Nam phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế và đổi mới doanh nghiệp.
Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 phê duyệt Chương trình Quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021-2030 (Chương trình 1322) nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên cơ sở áp dụng các giải pháp về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất chất lượng, góp phần nâng tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Chương trình 1322 là chương trình tiếp theo của Chương trình 712 nhằm thúc đẩy nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam.
Nhấn mạnh tầm quan trọng trong đồng bộ chính sách và sự tham gia của hệ thống từ trung ương đến địa phương nhằm thúc đẩy năng suất, chất lượng. Năng suất càng được chú trọng và phát triển mạnh mẽ hơn khi năng suất đã trở thành môn học trong các chương trình giảng dạy của các trường đại học, cao đẳng, trường nghề. Chương trình đào tạo cũng dần được đưa vào giảng dạy trong các cấp học: Trung học Phổ thông; Trung học Cơ sở; Tiểu học.
Tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong quá trình nâng cao năng suất lao động, trong đó nổi bật nhất 4 trụ cột: Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo; hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; hệ thống giáo dục và đào tạo; mối liên kết giữa tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp nội địa… Việc tăng năng suất lao động và đổi mới sáng tạo không phải là vấn đề của một ngành, một lĩnh vực mà là vấn đề mang tính hệ thống, đòi hỏi phải đồng bộ hóa chính sách và thống nhất giữa các ngành, các cấp, giữa trung ương và địa phương để đảm bảo việc nâng cao năng lực thực thi chính sách về năng suất và đổi mới sáng tạo.
Xác định yếu tố "đột phá"
Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Minh Hiệp nêu những giải pháp, yếu tố đột phá và quan điểm để xây dựng đề án giải pháp nâng cao năng suất lao động: Mô hình tăng trưởng mới; khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực chính; hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI); đồng bộ các chính sách khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; sự tham gia của các cấp, ngành, doanh nghiệp, cộng đồng; phát triển nguồn nhân lực.
Về “Kế hoạch tổng thể nâng cao năng suất Việt Nam đến 2045", ông Vũ Minh Khương, Chuyên gia APO, Đại học Quốc gia Singapore đề xuất và khuyến nghị các chính sách nhằm tạo đột phá năng suất lao động để một quốc gia trở nên phát triển vượt bậc gồm: Engagement (Sự cộng hưởng), Enlightenment (Sự khai sáng), Engineering (Sự kiến tạo), Evolution (Sự cải tiến), trong đó, sức mạnh lớn nhất để đất nước có thể “cất cánh”, thúc đẩy phát triển năng suất một cách vượt bậc đó chính là tổng lực của một dân tộc.
Đồng thời, kế hoạch chỉ ra những lý do mang tính cấp bách để tăng năng suất, tạo đột phá trong nâng cao năng suất lao động của Việt Nam khi năng suất lao động Việt Nam thấp so với bình quân khu vực và thế giới. Thực tế, nhịp độ tăng năng suất lao động của Việt Nam trong 30 năm qua khá cao nhưng còn thấp so với tiềm năng và các nền kinh tế phát triển; dân số già; hiệu quả khai thác nguồn lực và cơ hội còn thấp...
Vì vậy, mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam phải tạo bước tiến vượt bậc thúc đẩy tăng năng suất gồm: Xây dựng chiến lược năng suất quốc gia cho giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn 2045; thiết lập các thiết chế, thực hiện các sáng kiến thúc đẩy tăng năng suất; đưa ra chương trình hành động để nâng cao năng suất của toàn xã hội và trên mọi ngành kinh tế.
Để cải thiện năng suất lao động cả về giá trị và tốc độ, ông Nguyễn Tùng Lâm, Phó Viện trưởng Phụ trách Viện năng suất Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho rằng, cần có những "đột phá" và phải thực hiện các yếu tố để tạo "đột phá" bởi đột phá là yếu tố quan trọng giúp Việt Nam “bật” lên từ thực trạng hiện nay, đạt được những cột mốc mới. Đổi mới sáng tạo không phải khẩu hiệu mà là hành động, là nền tảng cần phát huy và hiện đang là xu hướng trên thế giới. Nếu không có đổi mới sáng tạo thì không có "đột phá".
Báo tin tức