Không chịu 'kém miếng' nhà FPT, Viettel, Mobifone, cổ phiếu của 2 công ty công nghệ nhà VNPT tăng vọt, có mã tăng gần 200%: 2 điểm chung đáng chú ý
Cả hai doanh nghiệp công nghệ đều mang hàng trăm tỷ đồng doanh thu mỗi năm nhưng đều lãi mỏng.
- 17-06-2024FPT bị khối ngoại bán ròng rã hơn 2.500 tỷ vẫn vượt đỉnh gần 30 lần, giá trị Viettel Global vượt 300.000 tỷ: Câu chuyện của DN công nghệ bao giờ kết thúc?
- 15-06-2024Các doanh nghiệp công nghệ 'thăng hoa' trong ngày thị trường giảm hơn 21 điểm: Công ty 'họ Viettel' có vốn hóa vượt 300.000 tỷ, FPT vẫn là tập đoàn tư nhân lớn nhất trên sàn
- 09-06-2024Ngành công nghệ được dự báo tăng trưởng cao trong quý 2/2024, cổ phiếu tăng gấp đôi, gấp 3 từ đầu năm
Phiên giao dịch ngày 20/6 các cổ phiếu công nghệ tiếp tục trở thành tâm điểm khi một loạt doanh nghiệp như FPT, VGI, FOX... tiếp tục phá đỉnh, ghi nhận sắc xanh ngập tràn. Tuy nhiên, không chỉ có riêng các cổ phiếu quen mặt thuộc "họ FPT" hay "họ Viettel" ghi nhận đà tăng trưởng mà cũng có nhiều công ty công nghệ có vốn hóa nhỏ hơn cũng tăng nóng.
Cụ thể, trong phiên 20/6, ghi nhận mức tăng tăng tượng nhất phải kể đến cổ phiếu ABC của VMG Media và TTN của CTCP Công nghệ và Truyền thông Việt Nam (VNTT). Trong khi cổ phiếu ABC tăng trần 15% lên mức 19.700 đồng/cp thì TTN cũng không chịu kém cạnh khi tăng gần 10% lên mức 21.300 đồng/cp. Kể từ đầu năm, cổ phiếu ABC đã tăng 35% còn TTN ghi nhận mức tăng 181%.
ABC và TTN đều đang được sở hữu cổ phần bởi tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT). Cụ thể, VNPT đang sở hữu 28,3% vốn của ABC và 5,45% vốn của TTN. Ngoài ra, tiềm lực của TTN còn "khá khủng" khi doanh nghiệp này được hậu thuẫn bởi Becamex IDC - cổ đông lớn nhất nắm 48,6% vốn.
Một điểm chung đáng chú ý của hai công ty này là đều nằm trên sàn UPCoM, giao dịch với biên độ lớn.
VMG Media (ABC) CTCP Truyền thông Vietnamnet chính thức đi vào hoạt động ngày 10/02/2006 khi Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu với vốn điều lệ 26 tỷ đồng. Doanh nghiệp này là đơn vị đầu tiên tiên phong rất nhiều lĩnh vực của ngành công nghệ nội dung số ở Việt Nam như kinh doanh dịch vụ SMS cho điện thoại di dộng, game online, truyền hình trực tuyến, nhạc số…
Còn VNTT (TTN) khởi đầu với nhiệm vụ cơ bản là cung cấp dịch vụ viễn thông, IT (ICT) cho nhà đầu tư tại các khu công nghiệp của Becamex. Đến nay VNTT đã trở thành đơn vị đáp ứng nhu cầu toàn diện trên 4 mảng chính là Viễn thông, Giải pháp ICT Trung tâm dữ liệu và Cơ điện của các doanh nghiệp tại KCN thuộc Becamex và KCN VSIP khắp cả nước.
Một điểm chung khác, cả hai doanh nghiệp này đều mang hàng trăm tỷ đồng doanh thu mỗi năm nhưng đều lãi mỏng.
Trong một chia sẻ với mới đây, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Khối Nghiên cứu và Phát triển khách hàng cá nhân của Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho biết các cổ phiếu ngành công nghệ có thể gặp áp lực bán trong ngắn hạn vì đã tăng quá nhanh từ đầu năm. Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư cũng sẽ có tâm lý chốt lời.
Tuy nhiên, về dài hạn, ông Nguyễn Thế Minh cho rằng nhóm ngành này vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng. Vị chuyên gia này cho rằng kỷ nguyên của AI, bán dẫn vẫn sẽ còn kéo dài và vẫn sẽ xu thế của công nghệ thế giới.
Ngoài ra, ông Thế Minh cũng phân tích thêm rằng FED cũng đang có một số tín hiệu về việc hạ lãi suất. Khi tỷ giá hạ nhiệt thì các cổ phiếu tăng trưởng sẽ được hưởng lợi đầu tiên, trong đó có nhóm công nghệ.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng các công ty công nghệ Việt Nam có thế mạnh về phần mềm, chứ không phải phần cứng. Phần mềm của Việt Nam vượt trội hơn rất nhiều nước trên thế giới, có thể cạnh tranh sòng phẳng trên trường quốc tế.
"Câu chuyện của Việt Nam sắp tới là nước ta đang đặt vấn đề về việc phát triển phần cứng. Chúng ta hiện chưa có một doanh nghiệp nào để sản xuất chip, chúng ta cũng chưa có công ty nào phụ trợ cho ngành công nghiệp bán dẫn. Vì vậy Việt Nam đang bắt đầu bước vào một "trend" mới của công nghệ thế giới", ông Thế Minh nhận định.
Từ những phân tích trên, vị Giám đốc này cho rằng Việt Nam có thể thu hút FDI ở lĩnh vực bán dẫn, sản xuất chip. Ông cũng kỳ vọng Việt Nam có thể có một doanh nghiệp sản xuất chip trong tương lai. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải đi mua phần cứng và việc này làm cho chi phí đội lên rất cao. Nếu có thể tự sản xuất, làm chủ công nghệ thì lợi nhuận của các công ty công nghệ Việt Nam có thể còn tăng trưởng mạnh hơn nữa, tối ưu được chi phí đầu vào.
Bước đi này Việt Nam có thể học hỏi Trung Quốc khi nước này đã thu hút rất nhiều ông lớn đến đầu tư về công nghệ. Ngay sau đó họ đã có thể làm chủ công nghệ và tư sản xuất. Đến giờ đất nước tỷ dân cũng đã có những tập đoàn công nghệ không thua kém gì Mỹ hay Châu Âu.
Ngoài ra, ông Minh cũng kỳ vọng vào việc Nvidia có thể xây nhà máy sản xuất chip tại Việt Nam. Từ đó, các doanh nghiệp Việt có thể mua chip với giá rẻ hơn là mua từ Trung Quốc hay Hàn Quốc. Vì vậy, việc hút được những "ông lớn" như Nvidia sẽ là một nước đi quan trọng với ngành công nghệ Việt Nam.
Một xu thế mới của công nghệ mà các doanh nghiệp Việt có thể nắm bắt đó chính là điện toán đám mây (Cloud). Hiện nay, xu hướng dịch chuyển lưu trữ dữ liệu trên Cloud đang rất phổ biến. Các công ty chứng khoán và các ngân hàng đang đẩy nhanh quá trình lưu trữ thông tin và dữ liệu lên Cloud. Vì vậy đây cũng sẽ là một cơ hội dành cho các công ty công nghệ của Việt Nam.
An ninh Tiền tệ