Không còn khoản lãi từ bán cổ phiếu, Becamex IDC báo lãi quý 1 giảm gần 1 nửa so với cùng kỳ
Tổng doanh thu quý 1 của Becamex IDC giảm mạnh 31% cùng kỳ xuống mức 1.229 tỷ đồng, tuy nhiên nhờ các khoản giảm trừ doanh thu ghi nhận hàng bán bị trả lại giảm mạnh chỉ bằng 1/6 cùng kỳ năm trước nên mức doanh thu thuần chỉ giảm 8% cùng kỳ, xuống mức hơn 1.229 tỷ đồng.
Tổng công ty Đầu tư phát triển Công nghiệp – CTCP (Becamex IDC – mã chứng khoán BCM) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2020 với tổng doanh thu giảm mạnh 31% xuống mức hơn 1.229 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ kinh doanh bất động sản, bất động sản đầu tư giảm mạnh 42% còn hơn 819,3 tỷ đồng.
Tuy nhiên các khoản giảm trừ doanh thu ghi nhận hàng bán bị trả lại giảm mạnh chỉ bằng 1/6 cùng kỳ năm trước nên mức doanh thu thuần chỉ giảm 8% cùng kỳ, xuống mức hơn 1.229 tỷ đồng.
Chi phí giá vốn hàng vốn hàng bán giảm sâu 21,4% nên lợi nhuận gộp tăng 15% cùng kỳ ghi nhận 564,5 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính trong kỳ giảm mạnh đột biến từ 466 tỷ đồng xuống còn 3,8 tỷ đồng do trong quý 1 năm nay công ty không còn ghi nhận khoản lãi từ thoái vốn bán cổ phiếu 372 tỷ đồng và cũng không còn khoản cổ tức, lợi nhuận được chia hơn 70 tỷ đồng như trong quý 1/2019.
Chi phí tài chính giảm 24% so với cùng kỳ nhưng vẫn ở mức khá cao 146,6 tỷ đồng. Ngoài ra trong quý chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng chỉ giảm nhẹ, lần lượt ghi nhận ở mức 164,3 tỷ và 81,8 tỷ đồng.
Kết quả, Becamex IDC báo lãi sau thuế đạt 332,2 tỷ đồng, giảm 46% so với cùng kỳ và đây là quý ghi nhận mức lợi nhuận thấp nhất của Công ty kể từ khi lên sàn giao dịch. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt gần 311 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2019 tổng tài sản BCM tăng hơn 500 tỷ đồng so với đầu năm, lên hơn 44.024 tỷ đồng. Đáng chú ý, lượng hàng tồn kho tăng 3% so với đầu năm, ghi nhận 23.568 tỷ đồng – chủ yếu là khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, là các dự án bao gồm chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và các chi phí phải trả để có được quyền sử dụng đất, chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Tổng nợ phải trả đến cuối năm 27.972 tỷ đồng, trong đó dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 9.102 tỷ đồng (giảm 156 tỷ đồng so với đầu năm) và dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 5.284 tỷ đồng. Nguồn vốn cũng tăng 303 tỷ đồng lên 16.053 tỷ, trong đó hơn 4.438 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Ngoài ra công ty còn 307 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển, 12 tỷ đồng vốn khác của chủ sở hữu và 12 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần.
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- TEG: Quý 1/2020 lãi thấp, lên kế hoạch cả năm lãi 64 tỷ đồng gấp 12 lần 2019
- Thuỷ sản Minh Phú (MPC): Quý 1 lãi hợp nhất 55 tỷ đồng giảm 32% so với cùng kỳ
- KQKD ngành thép quý 1: Có nhiều doanh nghiệp lãi tăng trưởng mạnh
- Doanh nghiệp thủy sản quý 1 lãi thấp, kỳ vọng phục hồi hậu Covid - 19
- Ngoprexco (NGC): Ngừng sản xuất, quý 1 báo lỗ 9 tỷ đồng