Không phải Bồ Đề Đạt Ma, đây mới là 2 cao thủ mạnh nhất của Kim Dung mà ít người biết tới
Hóa ra, trong vũ trụ kiếm hiệp của Kim Dung còn có 2 vị cao thủ mạnh hàng đầu võ lâm nhưng ít được nhắc tới.
- 10-12-20231 loại thực phẩm ví là "vua của các loại rau", có thể phòng chống ung thư: Rất sẵn ở chợ Việt
- 09-12-2023“200 giây để lên tầng 12, hỏi mất bao nhiêu lâu để lên tầng 24?” - Ứng viên trả lời 400 giây đều bị loại
- 08-12-2023Khảo sát 35.000 người phát hiện bài kiểm tra dự đoán tuổi thọ cực đơn giản, ai cũng có thể thực hiện ở bất kỳ đâu
Đức Bồ Đề Đạt Ma và Dịch cân kinh
Trong các bộ tiểu thuyết kiếm hiệp của mình, Kim Dung thường nhắc đến sự tích Đức Bồ Đề Đạt Ma từ Thiên Trúc qua Trung Quốc, diện bích trong 9 năm tại động Trấn Vũ trên núi Thiếu Thất. Bồ đề đạt ma được coi là tổ sư, người sáng lập võ phái Thiếu Lâm. Ngài đã tìm ra tinh yếu và đúc kết vào trong hai cuốn Dịch cân kinh rèn luyện nội công và Tẩy tủy kinh rèn luyện khí công.
Có thể nói, Kim Dung đặc biệt ưu ái Dịch cân kinh của Đức Bồ Đề Đạt Ma, ông đã biến nó thành một trong những bí kíp quan trọng nhất trong các tác phẩm kiếm hiệp, tôn nó lên hàng báu vật khiến giang hồ phải tranh đoạt.
Trong Thiên long bát bộ, Tiếu ngạo giang hồ và Lộc đỉnh ký, Dịch cân kinh được đề cập tới nhiều lần là một loại "thần công" với uy lực vô song. Lệnh Hồ Xung (trong Tiếu ngạo giang hồ) bị trọng thương chờ chết mà vẫn hồi phục nhờ Dịch cân kinh. Du Thản Chi (Thiên long bát bộ) thì vô tình tập theo Dịch cân kinh mà từ nhân vật hạng bét trong võ lâm trở thành cao thủ. Kim Dung còn cho nhân vật dùng Dịch cân kinh đẩy kịch độc băng hàn ra khỏi cơ thể, tự chữa vết thương.
Nhiều người cho rằng Đức Bồ Đề Đạt Ma, người sáng tạo ra Dịch cân kinh là đại cao thủ mạnh nhất của giới võ lâm. Tuy nhiên, những người hâm mộ các tác phẩm của Kim Dung trên diễn đàn của Sina không cho rằng như vậy. Họ cho rằng trong các tác phẩm của Kim Dung còn có 2 cao thủ mạnh hơn Đức Bồ Đề Đạt Ma. Họ là ai?
2 cao thủ mạnh hơn Đức Bồ Đề Đạt Ma
1. Hoàng Thường
Hoàng Thường là một nhân vật xuất hiện qua lời kể của Lão Ngoan Đồng, trong tác phẩm Anh Hùng Xạ Điêu của nhà văn Kim Dung. Hoàng Thường vốn là một quan văn trong triều dưới thời đại vua Huy Tông triều Tống, theo lệnh của hoàng đế thu thập hết sách của Đạo gia 5481 quyển viết thành bộ sách Vạn thọ Đạo tàng (theo lời Chu Bá Thông thì việc này diễn ra vào năm Chính Hòa thứ năm, vua Huy Tông). Nhờ trí thông minh và kiên trì, Hoàng Thường đã học được toàn bộ các bí kíp võ học Đạo gia và trở thành một cao thủ võ lâm.
Sau đó, theo lệnh của hoàng đế, Hoàng Thường dẫn quân đến tiêu diệt Minh Giáo nhưng đại bại. Cuối cùng, gia đình của Hoàng Thường bị người thân của những cao thủ đã bị giết trong trận chiến trước đó sát hại. Hoàng Thường may mắn thoát nạn nên chạy lên núi ẩn náu quyết rèn luyện võ công cao cường để trả thù. Sau một thời gian dài tu luyện và ngộ được đạo lý võ học, Hoàng Thường xuống núi với ý định trả thù nhưng ông nhận ra tất cả các đối thủ đều đã chết hết. Ông đã dùng toàn bộ kiến thức võ học Đạo giao của mình viết thành bộ Cửu âm chân kinh có 2 quyển. Trong đó, quyển thượng bao gồm các bí kíp rèn luyện nội công căn bản của Đạo gia, quyển hạ gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể.
Trong tiểu thuyết Kim Dung, Cửu âm chân kinh là bộ tuyệt kỹ ẩn chứa sức mạnh vô biên, có thể giúp các cao thủ xưng hùng xưng bá giới võ lâm. Khi Hoàng Thường qua đời, Cửu âm chân kinh lưu lạc trong nhân gian khiến giới võ lâm xảy ra những cuộc tranh giành ác liệt để sở hữu bí kíp tuyệt đỉnh này.
Ở phần đầu tác phẩm "Anh hùng xạ điêu" xuất hiện cảnh 5 cao thủ võ lâm xuất chúng cùng đấu với nhau trên đỉnh Hoa Sơn để tranh giành Cửu Âm Chân Kinh gồm Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong, Nam Đế Đoàn Trí Hưng, Bắc Cái Hồng Thất Công, và Vương Trùng Dương. Kết quả, võ công của Vương Trùng Dương cao nhất và giành được bí kíp võ công tuyệt đỉnh. Ông định đốt sách để tránh chuyện tàn sát trong võ lâm nhưng lại tiếc công người xưa nên giấu quyển sách đi.
Nhưng, từ đó, Cửu âm chân kinh đã trở thành bộ bí kíp bị nhiều cao thủ tranh giành. Thậm chí, trong Thần điêu hiệp lữ hay Ỷ thiên đồ long ký, bộ bí kíp này vẫn là mục tiêu tranh cướp của nhiều thế hệ. Trong khi đó, Dịch cân kinh tuy cũng là một môn võ mạnh nhưng lại không được các cao thủ, đặc biệt là Ngũ tuyệt để mắt tới. Điều này cũng chứng tỏ Cửu âm chân kinh được coi trọng hơn Dịch cân kinh. Và ta cũng có thể nói rằng nhiều khả năng Hoàng Thường có thực lực mạnh hơn Đức Bồ Đề Đạt Ma.
2. Người sáng tạo ra "Thiên thái huyền kinh"
Thiên thái huyền kinh (hay còn gọi là "Hiệp khách thần công") là môn thần công xuất hiện trong truyện Hiệp khách hành. Bí kíp võ công này do một vị cổ nhân sáng tạo ra và khắc trên vách ở 24 gian thạch thất trên Hiệp Khách đảo. Vị cổ nhân này đã chiếu theo bài thơ của một thi nhân thời Đường là Lý Bạch để sáng tạo ra môn thần công này.
Vị cao nhân đã gói gọn môn thần công của mình chỉ trong 24 câu thơ viết trong 24 gian thạch thất, kèm theo những câu thơ trên những gian thạch thất là những đồ hình, văn tự chú thích mà vị cổ nhân đó đã khắc nên. Trong 24 gian thạch thất này thì mỗi gian lại là một môn võ công khác nhau, có gian thì dạy kiếm pháp, gian dạy nội công, gian dạy khinh công, chưởng pháp… ẩn chứa võ học tinh yếu cao thâm đến đáng sợ.
Năm xưa, có hai vị tiền bối một người tên Long và một người tên Mộc đã có cơ duyên lấy được tấm địa đồ và tìm ra được hòn đảo này. Sau đó hai người đã chiếu theo những bức đồ giải trên trên vách đá mà tu tập, nhưng khó khăn ở chỗ tuy võ công của hai người đã tinh tiến tới mức xuất quỷ nhập thần nhưng chung quy hai người vẫn luyện sai đường. Sau đó, hai vị đảo chủ đã mời không biết bao nhiêu cao thủ võ lâm lên Hiệp Khách đảo để cùng nghiên cứu nhưng rồi kết quả cũng vậy, không ai luyện giống ai, tất cả đều luyện sai hết.
Cho đến khi một chàng trai tên Thạch Phá Thiên xuất hiện (bang chủ Trường Lạc Bang) đến Hiệp Khách đảo. Nhờ bản tính ngay thẳng, thật thà, nghĩa khí, trung hậu và duyên số, do không biết chữ nên khi chàng nhìn vào chữ nào là thấy nó chuyển động bay vào các khiếu huyệt trên người, và biến thành các thế võ và luyện theo mà cũng không biết là gì, vô tình đã luyện thành Thiên thái huyền kinh, trở thành người có nội lực và võ công đạt đến mức kinh thiên động địa.
Sau khi trở về Trung Nguyên, Thạch Phá Thiên với Thiên thái huyền kinh học được trên Hiệp Khách đảo đã đánh bại Dịch cân thần công của Bối Hải Thạch.
Ngoài ra, việc Trương Tam, Lý Tứ (hai sứ giả Thưởng Thiện Phạt Ác) của Hiệp Khách đảo đã từng đến Thiếu Lâm tự và tỉ thí với các cao thủ ở đây. Trong 7 ngày 7 đêm, các cao thủ võ lâm không thể đuổi họ đi. Điều đáng nói là Trương Tam, Lý Tử mới chỉ là những kẻ luyện tập sai Thiên thái huyền kinh. Tuy nhiên, võ công của họ đã đủ sức càn quét giới võ lâm, trong đó bao gồm cả hạ gục nhiều cao thủ của Thiếu Lâm Tự.
Điều này cũng chứng tỏ Thiên thái huyền kinh mạnh không kém Dịch cân kinh và thậm chí là mạnh hơn. Do đó, người sáng tạo ra Thiên thái huyền kinh cũng có thể mạnh hơn Đức Bồ Đề Đạt Ma.
*Bài viết tổng hợp quan điểm từ nguồn Sina, Sohu, 163
Phụ nữ số