Không phải chuối hay mật ong, đây mới là 4 "chất tẩy rửa" tự nhiên, làm sạch ruột khỏi các thành tố độc hại
Trong ruột thường tích tụ một số rác thải và chất độc do chế độ ăn uống của chúng ta gây ra, để làm sạch chúng, bạn có thể lựa chọn 4 loại "chất tẩy rửa" từ thiên nhiên này.
- 23-11-20204 bộ phận của con lợn ăn cực ngon, ai cũng thích nhưng đừng nên ăn nhiều kẻo thừa chất, rước bệnh vào người
- 22-11-2020Bất kể nam hay nữ trên cơ thể xuất hiện "2 đen 2 hôi" chứng tỏ suy giảm chức năng thận
- 22-11-2020Lá gan và mạch máu của cụ bà 118 tuổi khỏe mạnh như người 40 tuổi, bí quyết dưỡng gan và sống thọ rất đơn giản
Ai cũng biết rằng nếu không chú ý đến chế độ ăn uống lành mạnh của mình, một số rác thải và chất độc có thể tích tụ trong ruột và gây ra những tổn thương nhất định cho cơ thể. Thường gặp nhất là chứng táo bón, nếu phân lâu ngày không thể đào thải ra ngoài sẽ có một số hậu quả nghiêm trọng.
Do đó, bạn cần ăn thêm những thực phẩm có lợi để tăng cường nhu động ruột trong cuộc sống, những thực phẩm này còn có thể được gọi là "chất tẩy rửa" đường ruột. Nói đến đây, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến mật ong hay chuối, nhưng thực tế đây mới là 4 loại "chất tẩy rửa" cực tốt cho đường ruột.
1. Quả táo
Táo chứa nhiều chất xơ hòa tan trong nước, axit hữu cơ và các chất dinh dưỡng khác, những chất này có thể kích thích, thúc đẩy nhu động ruột, điều chỉnh chức năng tiêu hóa ở một mức độ nhất định. Đồng thời, nó kích hoạt vi khuẩn có lợi trong ruột, bảo vệ thành ruột. Vì vậy, ăn táo thường xuyên có thể đóng một vai trò nhất định trong việc ngăn ngừa táo bón.
Khi ăn táo, bạn nên chọn ăn sau bữa ăn khoảng nửa tiếng để tác dụng của táo được tốt hơn, nhưng không được ăn lúc đói, vì táo có chứa axit malic, nếu ăn lúc đói sẽ có tác dụng kích thích dạ dày nhất định. Khi sử dụng táo nên chú ý thời gian sử dụng để táo phát huy hết tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe.
2. Mộc nhĩ
Mộc nhĩ được gọi là trùng thảo thông ruột, bởi vì chất gôm thực vật chứa trong nó có tính năng hấp phụ mạnh, có thể hấp thụ tạp chất, bụi bẩn trong ruột trong thời gian ngắn và đào thải ra khỏi cơ thể, giúp đại tiện hiệu quả.
Khi ăn mộc nhĩ có thể kết hợp với cải thảo để nấu canh, không những màu sắc đẹp mắt hơn mà các vị có thể bổ sung cho nhau, tác dụng nhuận tràng rõ ràng hơn. Cách nấu canh với hai loại nguyên liệu này đặc biệt đơn giản, trước tiên bạn ngâm nấm mèo trong nước, sau đó cắt cải thảo thành từng khúc, cho vào nồi thêm gia vị vừa ăn.
3. Tảo bẹ
Trong tảo bẹ có một loại polysaccharide sulfat hóa có thể loại bỏ cholesterol bám trên thành mạch máu , nhờ đó hàm lượng cholesterol có thể được giữ ở mức bình thường.
Ngoài ra, chất algin trong tảo bẹ có chứa hàm lượng nước cao nên dễ tạo thành chất sền sệt trong đường ruột, giúp đào thải độc tố, có thể ngăn cản cơ thể người nhiễm crom dẫn đến nhiễm độc ở mức độ nhất định. Ngoài ra, nó cũng có khả năng hấp thu một số kim loại nặng, có tác dụng chữa xơ cứng động mạch.
Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều tảo bẹ, vì tảo bẹ có chứa nhiều i-ốt, nếu ăn tảo bẹ với lượng lớn trong thời gian dài sẽ gây ra cường giáp, khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân. Ngoài ra, tảo bẹ chứa nhiều natri, nếu natri được cơ thể hấp thụ quá nhiều sẽ khiến huyết áp tăng cao.
4. Cà rốt
Trong cà rốt có nhiều vitamin B1, canxi, sắt, phốt pho và các chất khác, những chất này được cơ thể con người hấp thụ dễ dàng, có tác dụng giải độc ruột, thư giãn nhu động ruột, giúp cải thiện tình trạng táo bón.
Ngoài ra, cà rốt còn chứa β-carotene có tác dụng trung hòa độc tố trong cơ thể, thường xuyên ăn cà rốt có thể giúp làm sạch rác trong cơ thể, mang lại lợi ích không ngờ.
Khi ăn cà rốt có thể ăn sống hoặc nấu chín, có thể ép lấy nước cà rốt tươi làm tăng cảm giác ngon miệng và nâng cao khả năng chống nhiễm trùng.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng tốt nhất nên ăn chín thì mới có thể hấp thụ được hết caroten trong cà rốt, khi ăn nên cho thêm chút dầu ăn sẽ có lợi hơn cho quá trình hấp thụ của ruột.
Nguồn tham khảo và ảnh: Sohu, Kknews, Eat This
Tổ quốc