Không phân biệt nam nữ, có 4 BIỂU HIỆN này khi ngủ, cần đề phòng tiểu đường tới cửa!
4 triệu chứng khi ngủ, có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Ảnh: Aboluowang
Hiện nay, số bệnh nhân tiểu đường ngày càng tăng chóng mặt. Để phát hiện và điều trị sớm đái tháo đường, hãy để ý xem bạn có những dấu hiệu này khi ngủ hay không!
- 07-01-2022Nửa đêm tỉnh giấc thấy miệng đắng ngắt và khát nước không rõ lý do chớ xem thường mà bỏ qua: Rất có thể gan đang cầu cứu, bệnh tiểu đường "nhăm nhe" đến gần
- 06-01-2022Người đàn ông 45 tuổi mắc bệnh tiểu đường dù cả đời không ăn ngọt, bác sĩ thở dài: Có 3 món trong siêu thị nên hạn chế mua vì sẽ khiến đường huyết tăng cao
- 06-01-2022Người có đường huyết cao nên ăn "1 màu xanh, 2 màu trắng" này để ngừa bệnh tiểu đường, tăng cường thể chất và kéo dài tuổi thọ
Bác Vương năm nay vừa tròn 60 tuổi, gần đây bác hay bị tê mỏi tay chân và kèm theo đau nhức. Lúc đầu bác nghĩ là tuổi già nên không quan tâm quá nhiều, nhưng cơn đau ngày càng nghiêm trọng nên gia đình không chủ quan mà đưa bác Vương đến bệnh viện để kiểm tra tỉ mỉ.
Kết quả xét nghiệm của bác Vương cho thấy, đường huyết lúc đói tối thiểu 8,3mmol/L, lên đến 13mmol/L; đường huyết sau ăn thấp nhất 16mmol/L, cao nhất 28,5mmol/L; thừa cân nghiêm trọng. Do lượng đường trong máu cao thời gian dài nên dẫn đến các vấn đề như tê tay chân.
4 triệu chứng xuất hiện khi ngủ, có thể lượng đường trong máu đã tăng đột biến
1. Mất ngủ, tiểu đêm thường xuyên
Tiểu đêm, mất ngủ là một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng đường huyết tăng cao, nguyên nhân là do lượng đường trong máu tăng liên tục làm giảm chức năng của thận. Kết quả là nước và các hợp chất không thể được tái hấp thu, dẫn đến thường xuyên tiểu đêm, thậm chí có nhiều bọt trong nước tiểu.
Mất ngủ là một trong những triệu chứng điển hình của tình trạng đường huyết tăng. Ảnh: Internet
2. Giấc ngủ không sâu, đổ mồ hôi lạnh
Sau mùa đông, cơ thể thường tiêu hao lượng đường trong máu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu giữ ấm của cơ thể, đặc biệt khi ngủ vào ban đêm. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu thấp, là nguyên nhân xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi lạnh, khi ngủ không sâu giấc, thường bị tỉnh dậy.
3. Da bị ngứa
Các cơ quan có thể bị tổn thương do tiểu đường không chỉ bao gồm tim mạch, thận, hệ thống thần kinh, mắt, mà còn có cả da. Ngứa da là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường. Do lượng đường trong máu tăng cao dẫn đến da bị khô và dễ bị nhiễm nấm. Dưới các kích thích bên ngoài sẽ dẫn đến tình trạng ngứa da.
Ngứa da là triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường mà nhiều người rất hay bỏ qua. Ảnh: Internet
4. Thấy đói khi ngủ
Chúng ta đều biết rằng trong những trường hợp bình thường, nếu ăn nhiều vào bữa tối, cơ thể sẽ không cảm thấy đói khi ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy đói thì điều này có thể liên quan đến quá trình chuyển hóa đường trong máu. Khi lượng đường huyết trong cơ thể không được sử dụng hiệu quả thì cơ thể sẽ dễ cảm thấy đói hơn.
3 bí quyết giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe của bản thân là rất quan trọng. Vì vậy, ngoài việc ăn uống, còn có những phương pháp khác có thể giúp giảm lượng đường trong máu một cách hiệu quả.
1. Chú ý đến thứ tự ăn uống
Để duy trì sự ổn định của lượng đường trong máu, không chỉ cần chú ý đến lượng đường nạp vào cơ thể, mà chúng ta cần phải tìm hiểu kỹ về thứ tự ăn uống.
Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc ăn uống có thể bắt đầu bằng súp, sau đó mới ăn rau, thịt, cơm, hoa quả,… Tránh ăn hoa quả ngay từ đầu khiến đường huyết sau khi hấp thu đường fructose tăng nhanh.
2. Tập thể dục
Tập thể dục có thể trực tiếp làm giảm lượng đường huyết trong cơ thể chúng ta, nhưng cần chú ý chọn các bài thể dục với lượng vận động phù hợp. Bơi lội, đi bộ nhanh, đạp xe... là các bài tập thích hợp với thể chất của người bệnh tiểu đường. Lựa chọn những hoạt động như vậy sẽ không mang lại gánh nặng về thể chất, đồng thời có lợi cho sức khỏe tim mạch của bệnh nhân.
Tập thể dục thường xuyên có thể góp phần giảm lượng đường huyết trong cơ thể. Ảnh: Internet
3. Uống trà
Đối với bệnh nhân tiểu đường, cần hạn chế các loại đồ uống quá ngọt hoặc nước trái cây. Vì vậy, chúng ta có thể chuyển từ nước trái cây, nước giải khát có ga sang uống trà. Trà không chỉ có rất nhiều thành phần tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như polyphenol, protein,..mà nó còn có thể bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể chúng ta.
Ngoài ra, uống trà cũng có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường một cách hiệu quả.
Bệnh tiểu đường có được ăn trái cây không?
Khi số người bị mắc tiểu đường ngày một tăng, nhiều người tin rằng bệnh nhân tiểu đường không được ăn trái cây. Điều này đúng nhưng không hoàn toàn.
Trái cây ngọt có chứa rất nhiều đường fructoza và đường glucoza nên khi ăn vào sẽ được hấp thu ngay, dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng nhanh. Do đó, chúng thường không được khuyến khích dùng cho những người mắc bệnh đái tháo đường.
Tuy nhiên, trái cây cũng chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch tối ưu, có lợi cho cơ thể con người. Vì vậy, những người này không nên ăn trái cây một cách bừa bãi mà cần phải ăn uống theo một chế độ ăn "kiêng đường".
Trong giới hạn bình thường của lượng đường trong máu, bệnh tiểu đường có thể ăn một số lượng trái cây và ít đường thích hợp, chẳng hạn như: cam, táo, đào, mận, ổi, dưa hấu…
Kết luận: Khi điều kiện sống ngày càng tốt hơn, chúng ta cũng nên quan tâm hơn đến sức khỏe thể chất của mình. Hãy nhớ rằng một cơ thể khỏe mạnh là của cải lớn nhất trong cuộc đời của chúng ta.
*Theo: Aboluowang
Trí Thức Trẻ
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ
- Cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này, hãy lập tức nghĩ đến tiểu đường
- Người phụ nữ 52 tuổi qua đời vì bệnh tiểu đường, bác sĩ than thở: Không muốn đường huyết tăng vọt cần tránh những loại rau củ quả này
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều