MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khu công nghiệp gần cảng biển nước sâu lớn số 1 Việt Nam nhất

Khu công nghiệp gần cảng biển nước sâu lớn số 1 Việt Nam nhất

Khu công nghiệp gần cảng biển nước sâu lớn số 1 Việt Nam nhất cách khoảng 3km.

Cụ thể, cảng quốc tế Cái Mép thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu đang là cảng biển nước sâu lớn nhất Việt Nam. Cùng với đó, cảng quốc tế Cái Mép là 1 trong 2 cảng biển xếp vào loại đặc biệt được ưu tiên đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Theo Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu có hệ thống cảng nước sâu và cụm cảng container lớn nhất Việt Nam, có khả năng tiếp nhận tàu hàng tổng hợp trọng tải đến 100.000 DWT; tàu hàng lỏng (dầu; LPG…) trọng tải đến 80.000 DWT và tàu container trọng tải đến 214.000 DWT (sức chở 18.340 TEUs).

Cổng thông tin điện tử tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, cảng Cái Mép là một trong hai cụm cảng đặc biệt của hệ thống cảng biển Việt Nam, có rất nhiều lợi thế vượt bậc, có chức năng là cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế. Cảng Cái Mép là cụm cảng trung chuyển quốc tế có tần suất cao nhất trực tiếp đi châu Âu, Bắc Mỹ và là một trong 23 cảng trên thế giới có thể tiếp nhận tàu có trọng tải đến đến 250.000 tấn.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, hiện tỉnh có 15 khu công nghiệp với tổng diện tích trên 8.492 ha. Trong đó, có 13 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích là 7.242,64 ha. Các khu công nghiệp tại Bà Rịa – Vũng Tàu điển hình như: Khu công nghiệp Phú Mỹ I. khu công nghiệp Đông Xuyên, khu công nghiệp Long Sơn, khu công nghiệp Cái Mép, khu công nghiệp Phú Mỹ II…

Trong đó, khu công nghiệp Cái Mép có khoáng sách ngắn nhất đến cảng quốc tế Cái Mép – cảng nước sâu lớn số 1 Việt Nam, cách khoảng 2,8km.

Khu công nghiệp Cái Mép có tổng diện tích 670 ha, có vị trí tiếp giáp với hệ thống cảng quốc tế (Tân Cảng - Cái Mép, Thị Vải - Cái Mép, Cảng Gemadept…) có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải từ 110.000 DWT đến 200.000 DWT.

Theo Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, khu công nghiệp Cái Mép với lợi thế về vị trí địa lý có nhiều thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thủy và đường hàng không, hệ thống đường bộ kết nối với các tuyến đường huyết mạch quốc gia (quốc lộ 51, quốc lộ 56), và sân bay quốc tế Long Thành – cửa ngõ thông thương quan trọng trong tương lai.

Bên cạnh đó, khu công nghiệp Cái Mép có thể kết nối với một số cảng chuyên dụng khác như: Cảng bột mì Interflour, Cảng xăng dầu LPG, Cảng xăng dầu Petec, Cảng xăng dầu Cái Mép cùng hệ thống giao thông nội bộ trong khu công nghiệp được xây dựng theo quy chuẩn với các loại đường 31m, 24m, 19,5m được kết nối với đường Tân Phước - Cái Mép, đường Phước Hòa - Cái Mép, đường 991B, quốc lộ 51 nên rất thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển hàng hóa trong khu vực và quốc tế bằng đường thủy và đường bộ.

Theo Cổng thông tin điện tử tình Bà Rịa – Vũng Tàu, khu công nghiệp Cái Mép đã thu hút nhiều dự án đầu tư lớn như Nhà máy xay xát bột mì Interflour Việt Nam, Nhà máy Khí hóa lỏng LPG, Dự án Condensate, Nhà máy sản xuất mạch nha Intermalt Việt Nam, Nhà máy sản xuất đất hiếm 100% vốn Nhật Bản VREC...

Hiện tại, với hệ thống hạ tầng đã và đang được đầu tư ngày càng hoàn thiện, có mạng lưới dịch vụ hỗ trợ nhiều tiện ích như viễn thông, điện, khí gas, dịch vụ ngân hàng, bưu điện, hải quan, cấp nước, thoát nước, xử lý môi trường đều tuân theo các quy định nghiêm ngặt của cơ quan chức năng cùng nhiều chính sách ưu đãi về đầu tư, khu công nghiệp Cái Mép có thể tiếp nhận nhiều dự án đầu tư ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nhất là các ngành luyện kim, hóa chất, cơ khí chế tạo, sửa chữa tàu thuyền, xăng dầu, khí đốt, chế biến nông sản và thực phẩm…

Đặc biệt, với vị trí thuận lợi nằm tiếp giáp hệ thống cảng quốc tế, hệ thống đường bộ thuận tiện giúp cho rút ngắn được thời gian, giảm thiểu tối đa chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa xuất nhập khẩu, khu công nghiệp Cái Mép có nhiều tiềm năng trở thành một trong những địa điểm hấp dẫn cho doanh nghiệp trong nước và quốc tế khi tìm cơ hội đầu tư tại Bà Rịa – Vũng Tàu.

Minh Tiến

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên