MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khu Nam đang nắm trong tay “con át chủ bài”?

Từ giữa năm 2016, thị trường bất động sản dường như không còn nghiêng về trục Đông mà trở thành cuộc đua song mã giữa khu Đông và khu Nam. Nếu như trước đó, những thông tin tích cực về hạ tầng đã khiến thị trường BĐS khu Đông tăng sức hút trong suốt một thời gian dài thì đến nay cục diện có vẻ thay đổi.

Hàng loạt các dự án lớn và sự bùng lên của các tuyến đường trọng điểm sẽ là nguyên nhân chính mở đường cho khu Nam bứt phá. Nhiều chuyên gia BĐS cho rằng, nửa cuối năm 2017 sẽ là thời của khu Nam.

Yếu tố nào khiến bất động sản xoay trục về khu Nam?

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2018, khu Nam sẽ được đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường trọng điểm kết nối với trung tâm thành phố, như việc mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát lên 30m kết nối với trục đường chính Nguyễn Văn Linh. Dự án tuyến metro số 4, kết nối Q.7, Nhà Bè với các quận trung tâm có vốn đầu tư lên đến 97.000 tỷ đồng; Hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ đầu tư gần 2.600 tỷ đồng đã được Tp.HCM phê duyệt.

Tuy nhiên, được giới bất động sản kỳ vọng chính là kế hoạch đầu tư hàng loạt công trình hạ tầng quy mô lớn tại khu Nam. Phải kể đến những kế hoạch nổi bật như xây dựng các cây cầu kết nối khu Nam với các khu vực lân cận gồm cầu Nguyễn Khoái nối Q.7 - Q.4; cầu Rạch Đĩa 1 trên đường Lê Văn Lương nối Q.7 - Nhà Bè, cầu Kênh Tẻ 2… Những công trình giao thông này sẽ tạo sự thuận tiện và kết nối giữa Q.7, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh với khu vực trung tâm TP.HCM.

Và mới đây, Phó Thủ tướng vừa có ý kiến chỉ đạo xây dựng cầu Thủ Thiêm 4 với vốn đầu tư 5.200 tỷ, đây được xác định là "dự án cấp bách, cần ưu tiên đầu tư" nhằm tăng khả năng kết nối cho khu đô thị Thủ Thiêm và hoàn chỉnh hệ thống giao thông khu vực. Đình đám là quy hoạch trục đường Đào Trí được mở rộng lên đến 40m cùng công trình chống ngập 10.000 tỷ đồng đang được gấp rút thi công, cho thấy đây sẽ là con đường ven sông đẹp nhất khu Nam.

Khi hạ tầng “đuổi” giá đất

Thực tế cho thấy, hạ tầng phát triển nơi nào thì nâng giá bất động sản nơi đó. Nhìn lại lịch sử của khu Đông như Quận 2, Quận 9 khi cao tốc Long Thành – Dầu Giây, hầm Thủ Thiêm, đại lộ Mai Chí Thọ được hoàn thành giá đất khu vực này tăng lên 40 – 50% so với trước đó.

Trong vòng 1 – 2 năm khi các công trình hạ tầng giao thông được hoàn thiện, giá đất tại các khu vực đó sẽ liên tục tăng mạnh, điển hình như khu vực phía Đông Sài Gòn, giá đất trung bình từ đầu năm 2016 đến hiện nay từ 20 – 25%, đặc biệt các khu vực đường Nguyễn Xiển, Nguyễn Duy Trinh, Đỗ Xuân Hợp, Võ Chí Công,… giá đất tăng khoảng từ 30- 35%.

Tương tự như vậy thì giá đất tại khu vực Nam Sài Gòn trong những năm qua cũng cho thấy có sự gia tăng đáng kể. Các dự án giao thông đã triển khai và hoàn thành như cao tốc Long Thành – Dầu Giây, đường Vành Đai 2, đường Vành Đai 3, đường Vành Đai 4 đã làm giá đất nền khu vực khu Đông và khu Nam thành phố tăng lên từ 20 – 30% so với đầu năm 2015. Trong khi đó cũng từ trung tâm Phú Mỹ Hưng cách 12 km về phía Tây – Nam (dọc Nguyễn Văn Linh) một số dự án có giá từ 12 – 30 triệu đồng/m2.

Từng khẳng định vị thế trong nhiều năm nay với Khu đô thị kiểu mẫu hàng đầu Đông Nam Á – Phú Mỹ Hưng đã giúp Nam Sài Gòn ngày càng giữ vững địa vị của mình khi tăng mạnh từ 150 – 250 tr/m2 (trong khi giá đất khu vực này năm 1990 chỉ từ 3 – 5 tr/m2).

Trong khi đó, giá đất trong KDC hiện hữu khu vực Vivo City dao động 70 – 80 tr/m2 (2016 từ 60 – 70 tr/m2). Nguyễn Hữu Thọ được xem là cung đường có mật độ xây dựng sôi động khi thu hút nhiều dự án đình đám cũng được ghi nhận có tốc độ giao dịch cao với 72% sản phẩm được người mua đón nhận trong 2016.

River Panorama – Đòn bẩy kéo bản đồ BĐS dịch về khu Nam

Trong số các dự án được triển khai, River Panorama được xem là dự án sở hữu nhiều tiềm năng giá trị nhằm khơi dậy cơn sốt đất tại khu Nam. Sở dĩ nói như vậy, là vì với việc mở rộng đường Đào Trí lên đến 40m, River Panorama là dự án được hưởng lợi đầu tiên. Thông tin này nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới đầu tư và cả người mua ở. Việc mở rộng đường không chỉ giúp cư dân di chuyển thuận tiện mà đây còn là căn cứ chắc chắn cho sự tăng giá của các dự án nằm trên trục đường này.

Theo CBRE, kinh nghiệm từ các nước khác cho thấy dự án tàu điện ngầm sẽ có ảnh hưởng lớn lên giá trị bất động sản (BĐS). Trong tương lai, khi tuyến tàu này đi vào hoạt động, giá đất của khu vực cách ga tàu điện trong vòng mười phút đi bộ có thể tăng 10 – 20% so với giá đất ở các khu vực khác. Tiềm năng lớn nhất mà căn hộ River Panorama sở hữu là vị trí đắc địa nằm khi nằm gần Phú Mỹ Hưng thuộc quận 7 chưa kể việc tuyến Metro đầu tiên đang hoàn thành đi ngang dự án thì việc gia tăng giá trị trong tương lai là điều chắn chắn.

Từ vị trí của căn hộ River Panorama, cư dân có thể dễ dàng di chuyển đến khu vực cửa ngõ phía Nam, phía Tây hoặc phía Đông của thành phố thông qua các trục đường lớn như Đại lộ Đông – Tây, trục đường Nguyễn Văn Linh, đây chính là những trục đường lớn, tuyến đường huyết mạch của toàn thành phố.

Không chỉ thừa hưởng tiện ích hạ tầng hoàn chỉnh, River Panorama còn mang đến cho cư dân nơi đây hàng loạt tiện ích như sảnh đón resort 5 sao mở toang với mật độ xây dựng 0%, hồ bơi vô cực với độ cao 120m giúp cư dân có thể thư giãn và phóng tầm view… Một thông tin tích cực nhất là dự án River Panorama có giá chỉ từ 1,7 tỷ đồng đến khi nhận nhà và thanh toán 1%/tháng là khách hàng đã có thể sở hữu ngay căn hộ 2 phòng ngủ và tận hưởng những tiện ích cao cấp mà dự án này mang lại.

A.D

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên