Kiếm 27 tỷ đồng mỗi năm chỉ với một cây kim, người phụ nữ Tây Tạng khiến hàng loạt "ông lớn" Starbucks, Hermès, L'Oréal tranh nhau hợp tác
Tưởng chỉ là công việc bình thường, nhưng người đàn bà đã khiến những thương hiệu lớn hợp tác.
- 23-04-2023Đọ sắc 3 anh "chồng quốc dân" U22 Việt Nam: Trên sân lăn xả, ngoài đời "nghệ" như mẫu ảnh bìa tạp chí
- 23-04-2023Khách Tây trầm trồ với món ăn được người Việt hầm trong lon bia: "Đó là món ăn độc nhất mà bạn nên thử khi đến Hà Nội"
- 15-04-2023CEO gia sản 4.000 tỷ đồng bị người nhà “tống” vào viện tâm thần để chiếm đoạt tài sản: Cái kết buồn cho một gia đình xem đồng tiền giá trị hơn cả tình thân
- 14-04-2023Ông cụ 71 tuổi dùng tư duy chơi cờ để đầu tư chứng khoán rồi lãi 35 tỷ đồng trong 5 năm: Nắm giữ cổ phiếu của hơn 1.000 công ty, “sống miễn phí” nhờ phiếu giảm giá
Thêu thùa là nghề thủ công truyền thống có lịch sử lâu đời tại Trung Quốc.
Tuy nhiên trước tốc độ phát triển nhanh của xã hội, các xu hướng thời trang mới lần lượt ra đời đã khiến ngành thêu ít còn phổ biến, có dấu hiệu bị mai một.
Câu chuyện về người phụ nữ Trung Quốc chỉ với một chiếc kim thêu bình thường nhưng đã thành công kiếm được khoảng 27 tỷ mỗi năm.
Cô đưa nghề thủ công Trung Quốc phát triển ra nước ngoài với những bức tranh từ nghệ thuật thêu Tây Tạng tinh xảo đến mức kinh ngạc.
Là người yêu nghệ thuật, mê thêu vá từ nhò
Yang Huazhen là người Tứ Xuyên (Trung Quốc). Từ nhỏ cô đã sống trong ngôi làng khan hiếm nguyên vật liệu. Cô phải tự tay may quần áo, giầy dép và vá lại chúng nếu bị hỏng.
Yang Huazhen còn học được cách dùng kim thêu đồ vật trước khi biết cầm đùa. Thầy dạy thêu đầu tiên của cô chính là người mẹ chăm chỉ. Yang Huazhen chia sẻ rằng lúc nhỏ, vì nhà nghèo nên khi quần áo bị rách, mẹ luôn vá lại bằng những đường may tỉ mỉ với các hoa văn đẹp mắt.
Chính vì có người mẹ thông thạo việc thêu thùa như vậy nên Yang Huazhen sớm hình thành khiếu may vá. Năm 7 tuổi, cô đã tự thêu cho mình một con búp bê xinh đẹp. Cô luôn cố gắng rèn luyện nên tay nghề thêu thùa, may vá ngày càng trở nên điêu luyện.
Năm 15 tuổi tay nghề thêu thủ công của Yang Huazhen đã trở nên tinh xảo và nổi tiếng trong làng. Các cặp đôi thường tìm đến Yang Huazhen để may váy cưới. Đây cũng là công việc đầu tiên kiếm ra tiền của Yang Huazhen. Công việc này đã giúp cô nâng cao trình độ chuyên môn, hỗ trợ gia đình cải thiện điều kiện sống.
Sau khi tốt nghiệp trung học, cuộc đời Yang Huazhen rẽ sang trang mới khi cô lựa chọn đi học chụp ảnh. Cô tạm gác lại công việc thêu thùa.
Chưa đầy tuổi 20, Yang Huazhen thành công mở studio ảnh cưới nghệ thuật đầu tiên ở quê nhà. Đầu những năm 1990, cô có thu nhập một năm lên đến hơn 10.000 NDT/tháng (khoảng 34 triệu đồng). Và trở thành hộ gia đình giàu có trong làng.
Sau đó không lâu, Yang Huazhen đã ứng tuyển làm phóng viên hình ảnh tại một toà soạn ở quê hương. Và cô đã gắn bó với công việc này hơn 10 năm.
Yang Huazhen có một đôi mắt tinh tường, cô rất giỏi trong việc khám phá cái đẹp. Vậy nên cô đã dùng ống kính của mình để ghi lại nhiều vẻ đẹp của cuộc sống qua nhiều góc độ khác nhau. Và đây cũng chính là nguồn cảm hướng cho những bức tranh thêu Tây Tạng nổi tiếng sau này.
Bước ngoặt lớn mở ra sự nghiệp thêu huy hoàng
Năm 2008, thảm họa động đất kinh hoàng đã xảy ra tại Tứ Xuyên. Lúc này toà soạn cần một phóng viên am hiểu địa hình và biết tiếng địa phương nên Yang Huazhen đã xin đi tình nguyện tại hiện trường vụ động đất.
Khi vừa đặt chân đến đây, Yang Huazhen đã sốc trước khung cảnh tang thương. Mọi thứ hoang tàn, toàn những đống đổ nát. Khi giơ máy chụp ảnh, Yang Huazhen đã không kìm nổi nước mắt.
Khung cảnh khu vực xảy ra thảm họa khiến Yang Huazhen cảm thấy thương xót. Vậy nên cô đã tham gia vào đội hỗ trợ cứu nạn, khôi phục cuộc sống sau thảm họa.
Các nạn nhân ở đây mất hết tất cả, họ dựa vào tiền hỗ trợ để duy trì cuộc sống. Yang Huazhen nhận thấy đây không phải giải pháp lâu dài vì nếu người dân muốn xây lại nhà, dựng lại cơ ngơi thì họ cần có một nghề để tự chủ cuộc sống.
Vì vậy một lần nữa, Yang Huazhen lại cầm chiếc kim thêu lên, dạy những người phụ nữ Tây Tạng trong làng thêu các đồ thủ công nhỏ, bán lấy tiền.
Nhưng đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời, với quy mô nhỏ không ăn nhằm vào đâu. Vì thế, Yang Huazhen đã trở về quê nhà, chọn ra hơn chục thợ lành nghề trong thôn, lập Hiệp hội dệt thêu.
Thời gian mới kinh doanh, cô gặp nhiều khó khăn. Các mẫu mã thêu truyền thống đều gần giống nhau, hình thêu to, không được ưa chuộng, không phù hợp với xu hướng. Hơn nữa, Yang Huazhen cũng chưa tìm kiếm được thị trường tiềm năng mà hàng ngày hiệp hội chỉ có vài khách du lịch lẻ tẻ đến tham quan, mua sắm.
Tuy nhiên, Yang Huazhen đã không nản chí. Cô vận dụng đầu óc sáng tạo cùng kho hình ảnh phong phú mà bản thân thu nhập được khi làm phóng viên để tạo ra nguồn cảm hứng mới. Từ đó, các mẫu mã thêu của hiệp hội ngày càng đa dạng, vừa kết hợp những dấu ấn truyền thống, vừa mang lại nét hiện đại, mới mẻ.
Dần dần, tranh thêu của hiệp hội Yang Huazhen trở nên phổ biến trong khu vực Tây Tạng.
Tranh thêu Tây Tạng khác với tranh Tô Châu bởi sự tinh xảo, không quá cầu kỳ trong việc chọn vải nhưng đa dạng màu sắc và dễ dàng phối hợp với phong cách khác nhau. Vì thế, tranh thuê của Yang Huazhen ngày càng được nhiều người biết đến. Các bạn trẻ đang gặp khó khăn muốn tìm một nơi để tịnh tâm đã tìm để học thêu.
Hiệp hội dệt, thêu Tây Tạng của Yang Huazhen ngày càng phát triển. Ngoài việc sản xuất và bán các sản phẩm thuê, cô còn tuyển dụng và đào tạo những người có đam mê và mong muốn trở thành nghệ nhân thêu.
Với mô hình như vậy, Yang Huazhen đã dùng cây kim của mình mang nghệ thuật thêu Tây Tạng đến mọi miền đất nước. Không chỉ giúp người dân có việc làm, nguồn thu ổn định mà còn giúp phát triển nghề thủ công truyền thống lâu đời.
Bước đầu hợp tác với những thương hiệu lớn
Tên tuổi của Yang Huazhen ngày càng thu hút sự chú ý, được các thương hiệu quốc tế biết đến.
Năm 2014, nhà thiết kế của thương hiệu Shu Uemura, thuộc công ty mẹ L'Oréal - thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng của Nhật Bản đã tìm đến Yang Huazhen. Họ đưa cho cô 2 chai dầu tẩy trang màu xanh và màu hổ phách đã hết và muốn cô thiết kế bao bì sản phẩm bằng kỹ thuật thêu truyền thống của mình.
Yang Huazhen chỉ mất 3 ngày đã hoàn thành xong tác phẩm. Cô thiết kế bao bì 2 chai với bằng 2 nguồn cảm hứng khác nhau. Chai trà xanh cô vẽ hoa trà - nữ hoàng của các loài hoa và đặt tên cho thiết kế là "cuộc sống rực rỡ". Còn chai hổ phách cô thiết kế vạn vật với các hoa văn trừu tượng, mang tên gọi là "tam sinh vạn vật".
Sau khi hai sản phẩm ra mắt đã trở thành mặt hàng hot nhất lúc ấy, đẩy tên tuổi của Yang Huazhen bước lên tầm cao mới. Cô đã nhận được số tiền thiết kế khổng lồ từ Shu Uemura.
Ngay sau đó, Yang Huazhen đã lọt vào mắt xanh của nhiều thương hiệu nổi tiếng. Các đơn đặt hàng đến với cô ồ ạt. Yang Huazhen tiếp tục nhận thiết kế giao diện thẻ thành viên Star Awards cho Starbucks. Và cô đã lấy cảm hứng từ văn hóa Tây Tạng làm yếu tố sáng tạo, mang đến 1 tấm thẻ kết hợp giữa thời trang hiện đại và văn hóa dân tộc cổ đại với màu đen và màu vàng làm chủ đạo.
Những đơn đặt hàng này đã mang đến cho Yang Huazhen doanh số hơn 8 triệu USD.
Trở thành nhà thiết kế Hermès ở tuổi 64
Sau này ngày càng nhiều thương hiệu quốc tế tìm tới Yang Huazhen, bao gồm: Burbery, Hermès, bảo tàng Van Gogh,...
Bà đã thiết kế một mẫu bao bì cho sản phẩm kem dưỡng tóc với 56 quốc tịch làm yếu tố, ngụ ý thể hiện sự đoàn kết dân tộc. Tác phẩm có tên là "Năm mươi sáu bông hoa". Thiết kế được bảo tàng Van Gogh đánh giá cao bởi sự độc đáo, sáng tạo và được in trên nước hoa, son môi.
Bà Yang Huazhen còn có 2 bức tranh cuộn dài là "Lotus Transformation" và "Desser Flower" được nhân viên của Hermès hết lòng tán thưởng và mua lại. Sau đó, thương hiệu Hermès đã mua thiết kế để in trên những chiếc khăn lụa. 10% giá xuất xưởng của mỗi chiếc được chuyển đến bà khi bán được.
Sau sự kiện đó, bà Yang Huazhen ở tuổi 64 đã ký hợp đồng trở thành nhà thiết kế của Hermès, chịu trách nhiệm chính trong việc thiết kế các mẫu đồ họa tiết thêu Tây Tạng. Bà luôn tỉ mỉ chú trọng tới từng đường kim, mũi chỉ trong sản phẩm để có thể biểu đạt chính xác ý nghĩa văn hóa. Ngay cả một bông hoa nhỏ cũng phải làm rõ ý nghĩa mà nó thể hiện được.
Ngoài ra, bà cũng xây dựng thương hiệu thời trang cá nhân mang tên quê hương. Thương hiệu của bà chuyên cung cấp quần áo, túi xách và phụ kiện,…
Bà Yang Huazhen cũng mở một xưởng nghệ thuật Moore ở Thành Đông để mọi người có thể trải nghiệm miễn phí kỹ năng thêu Tây Tạng. Bà mong muốn theo đuổi sự hoàn hoả. Bà cố gắng mở rộng thương hiệu, truyền dạy cho mọi người kế thừa nghệ thuật thêu Tây Tạng để nó mãi trường tồn, không bị mai một.
Thể thao văn hóa