Kiểm tra công trình trong mùa bão lũ
Tính bất thường của địa chất, sự bất kham của dòng chảy, nỗi lo khai thác cát thiếu tính toán… là những nguy cơ có thật.
- 16-09-2024Xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm của vùng Tây Nguyên
- 16-09-2024Lào Cai chốt phương án tái định cư thôn Làng Nủ mới cách nơi cũ 2 km
- 16-09-2024Quảng Ninh thiệt hại gần 24.000 tỷ đồng do bão YAGI
Đến ngày 15-9, thiệt hại về người và tài sản từ bão số 3 và mưa lũ sau bão rất lớn nhưng chưa có con số thống kê cuối cùng.
Lực lượng chức năng vẫn dầm mình tại những khu vực cứu hộ cứu nạn khó khăn nhất để tìm những tia hy vọng sống mong manh của nạn nhân đang mất tích, cũng như khắc phục hạ tầng giao thông ngổn ngang. Cầu Phong Châu là một địa điểm tang thương như vậy.
Cây cầu gần 30 năm tuổi này hôm 6-9 bị sập nhịp chính, kéo theo nhiều người rơi xuống sông Hồng. Nguyên nhân đang được làm rõ, bên cạnh sức mạnh dòng chảy sông Hồng sau bão, tính vững chãi của công trình từ nhiều lần sửa trước đó đang được lật lại để xem sự chu đáo đối với an toàn cầu nhiều hay ít trước khi sự cố xảy ra.
Không phải ngẫu nhiên, hàng loạt công trình khác ở nhiều nơi cũng được chú trọng. Trong đó, Khu Quản lý Đường bộ 2 - Cục Đường bộ Việt Nam kiểm tra tình trạng các trụ cầu được xây dựng lâu năm và thi công bằng phương pháp đóng cọc ở những tuyến đường mà đơn vị này quản lý từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế.
Những cây cầu quan trọng như Trường Tiền, Phú Xuân... bên cạnh phương pháp siêu âm, thợ lặn sẽ trực tiếp lặn xuống kiểm tra.
Tính bất thường của địa chất, sự bất kham của dòng chảy, nỗi lo khai thác cát thiếu tính toán… là những nguy cơ có thật.
Vì vậy, kiểm tra công trình thời điểm này là hợp lý, nhất là khi mùa mưa bão mới bước qua cơn bão số 3, để có biện pháp tác động phù hợp. Tuy nhiên, sẽ hợp lý hơn khi mọi công trình, gồm đường sá, khu vực cạnh đồi núi..., được ngành chức năng áp dụng việc kiểm tra tương tự, thường xuyên.
Người Lao động