MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kiến nghị cắt giảm mạnh thủ tục để gỡ 'nút thắt' đầu tư công

Ông Bùi Quang Thái - Vụ trưởng Vụ KHĐT (Bộ GTVT) cho rằng, nút thắt trong đầu tư công tập trung ở ba khâu: Thể chế chính sách, tổ chức thực hiện và sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương.

Ngày 18/10, Kiểm toán Nhà nước tổ chức Diễn đàn: "Thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - Những nút thắt và vai trò của Kiểm toán Nhà nước".

Diễn đàn được tổ chức với ba hội thảo chuyên đề liên quan các lĩnh vực quản lý đất đai và xác định giá đất; đầu tư công; phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Kiến nghị cắt giảm mạnh thủ tục để gỡ 'nút thắt' đầu tư công - Ảnh 1.

Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước Doãn Anh Thơ.

Phát biểu tại hội thảo về đầu tư công , Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước (KTNN) Doãn Anh Thơ khẳng định, lĩnh vực này có vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp nền kinh tế đạt được các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đề ra. Đầu tư công đã và đang đóng vai trò là nguồn “vốn mồi”, dẫn dắt các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư.

Bên cạnh những thành công và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, thời gian gần đây, đặc biệt sau đại dịch COVID-19, hiệu quả đầu tư công tại Việt Nam còn những hạn chế như còn dàn trải, tỷ lệ giải ngân thấp, đâu đó còn thất thoát, lãng phí…

Do vậy, việc tìm ra các giải pháp tháo gỡ “nút thắt” trong đầu tư công để nhanh chóng khơi thông dòng vốn, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tạo đà tăng trưởng, thúc đẩy và phục hồi kinh tế là vấn đề cấp bách, cần sớm tìm ra lời giải.

Theo bà Cao Thị Minh Nghĩa - Phó Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân, Bộ KH&ĐT, việc nhận diện đúng và xử lý kịp thời các điểm nghẽn trực tiếp và gián tiếp, đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến kết quả giải ngân vốn đi đôi với bảo đảm chất lượng công trình.

Bà Nghĩa cho rằng, giải pháp quan trọng nhất, trong thời gian tới cần điều chỉnh ngay các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động đầu tư công, giảm thủ tục hành chính cấp phép nguyên vật liệu, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Về thể chế, bà Nghĩa cho rằng, để luật đi vào cuộc sống, giải quyết ngay được những điểm nghẽn thì các văn bản hướng dẫn cần ban hành kịp thời, có chất lượng. Đồng thời, cần tăng cường trách nhiệm trong công tác phối hợp giữa các cơ quan trong việc đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian góp ý kiến, giải quyết các thủ tục liên quan đến dự án.

“Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức phải có trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; phân công trong đội ngũ lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp đối với một số dự án trọng điểm”, bà Nghĩa cho hay.

Kiến nghị cắt giảm mạnh thủ tục để gỡ 'nút thắt' đầu tư công - Ảnh 2.

Các đại biểu tham dự phiên tọa đàm.

Chuẩn bị đầu tư rất tốn thời gian

Từ thực tiễn ở địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận cho rằng, khâu giải phóng mặt bằng mang tính quyết định, nếu không được làm tốt, thì tiến độ dự án đầu tư công sẽ chậm lại. Nếu được lòng dân, dự án triển khai sẽ có nhiều thuận lợi. "Suy cho cùng, vai trò của người dân rất quan trọng, vì người dân là chủ thể được hưởng lợi từ các dự án đầu tư công", ông nói.

"Khi chúng ta làm tốt khâu tuyên truyền, người dân sẽ thấy được ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của dự án thì sẽ đồng thuận. Thái Bình chúng tôi khi làm các dự án đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, người dân thậm chí còn hiến đất, phục vụ công tác giải phóng mặt bằng”, ông Thận chia sẻ.

Trong khi đó, ông Bùi Quang Thái cho rằng, nút thắt trong đầu tư công tập trung ở ba khâu: Thể chế chính sách, tổ chức thực hiện và sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương.

Theo ông, năm 2023, Bộ GTVT được phân bổ số vốn kỷ lục với khoảng 94 nghìn tỷ đồng, đây là một thách thức lớn, song cũng là cơ hội để triển khai các dự án, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Để làm tốt mỗi công trình, ông Thái cho biết, Bộ GTVT tập trung vào hai việc, trong đó khâu chuẩn bị đầu tư cần được đặc biệt quan tâm, vì rất tốn thời gian, như dự án nhóm A trở lên phải kéo dài trên 2 năm.

Rồi kế đến là khâu lập kế hoạch giải ngân vốn và thi công phải gắn chặt với nhau và phải đảm bảo tính khả thi, có phương án dự phòng. Đồng thời cần tăng cường khâu kiểm tra giám sát để kịp thời giải quyết vướng mắc, linh hoạt trong triển khai.

Theo Luân Dũng

Tiền phong

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên