Kiến nghị đưa phân bón về thuế suất 0%- 5%
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam vừa có văn bản gửi Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hiệp hội phân bón Việt Nam kiến nghị sửa Luật số 71//2014/QH13 nhằm ổn định sản xuất kinh doanh trước tác động của dịch COVID-19.
- 07-04-2020Ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nông dân Ấn Độ phải cho bò ăn dâu tây, đem hoa làm phân bón
- 07-03-2020Gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ đối với sản phẩm phân bón DAP, MAP nhập khẩu
- 15-02-2020Xử lý nghiêm vi phạm về buôn bán phân bón
Cụ thể, Tập đoàn này nêu, do ảnh hưởng của dịch bệnh hầu hết các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong quý I năm 2020 giảm mạnh so với cùng kỳ và không đạt kế hoạch đề ra, đặc biệt đối với nhóm ngành phân bón và thuốc bảo vệ thực vật: Giá trị sản xuất giảm 15,7%, doanh thu giảm 2,9%.
Trong đó: Các đơn vị thuộc Đề án 1468 của Chính phủ xử lý các tồn tại yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương (Đề án 1468) ước lỗ bằng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2019; Lợi nhuận các đơn vị không thuộc Đề án 1468 của Chính phủ giảm 40,7% so với cùng kỳ năm 2019.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam kiến nghị đưa thuế suất phân bón về 0%-5%.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2020 Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2020; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04 tháng 03 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam đề nghị Hiệp hội Phân bón Việt Nam có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính khẩn trương báo cáo Quốc hội xem xét, tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất phân bón trong nước sửa đổi Luật số 71/2014/QH13 theo hướng đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất là 0% - 5%.
Việc giải quyết kiến nghị trên không đòi hỏi Nhà nước, doanh nghiệp phải bỏ tiền hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm dịch COVID-19 hoành hành, mà chỉ là điều chỉnh chính sách để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước bình đẳng với phân bón nhập khẩu. Bởi:
- Khi đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 0%, các sản phẩm phân bón được bán với giá trước thuế cộng với thuế GTGT bằng không (0), nghĩa là số tiền thuế GTGT đầu ra doanh nghiệp nộp cho nhà nước bằng không (0) đồng và doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế GTGT đầu vào, sẽ làm giảm giá thành sản xuất phân bón và có cơ hội giảm giá phân bón cho nông dân.
- Trong trường hợp đưa phân bón vào đối tượng chịu thuế GTGT với mức thuế suất 5%, là tiền thuế GTGT đầu ra doanh nghiệp nộp cho nhà nước và doanh nghiệp vẫn được hoàn thuế GTGT đầu vào (không làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp và không tăng giá bán phân bón cho nông dân).
Cả hai trường hợp trên thì phân bón sản xuất trong nước không phải tăng chi phí sản xuất bất hợp lý và bình đẳng trong môi trường kinh doanh với phân bón nhập khẩu.
Doanh nghiệp trong nước có môi trường phát triển lành mạnh, bình đẳng; tăng đóng góp cho ngân sách nhà nước, tăng lợi nhuận của doanh nghiệp và đảm bảo lợi ích lâu dài của nông dân; góp phần xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc lập, tự chủ và phát triển bền vững.
Công an nhân dân
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19