'Kinh tế lao đao, ngân hàng báo lãi lớn mãi sao được?'
TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, các ngân hàng không thể báo lãi lớn mãi trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đã và đang gây ra những tác động nặng nề tới cả nền kinh tế.
- 17-08-2021Cổ phiếu LPB tăng giá mạnh nhất nhóm ngân hàng, khối ngoại tiếp tục gom STB
- 17-08-2021Vay mua xe nhưng không đủ tiền trả nợ vì dịch bệnh, khách loay hoay với yêu cầu phải nộp đơn xin gia hạn trực tiếp tại ngân hàng
- 17-08-2021Lãi suất liên ngân hàng liên tiếp rơi sâu
-
Việc can thiệp tỉ giá bằng cách bán ngoại tệ ra thị trường cần cẩn trọng, vì đây là con dao 2 lưỡi trong bối cảnh dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đang ở xung quanh 3 tháng nhập khẩu - ngưỡng an toàn
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tính đến 30/6/2021, tăng trưởng tín dụng toàn nền kinh tế đạt 5,47% (cùng thời điểm năm 2020 tín dụng chỉ tăng 2,45%). Trong khi đó huy động vốn chỉ tăng 3,13% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 4,35%).
Như vậy, tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu đã gấp đôi tăng trưởng tín dụng cùng kỳ năm 2020 nhưng huy động lại tăng trưởng thấp, không tương xứng, chỉ bằng 2/3 cùng kỳ. Đây là một trong những thách thức, đặt ra cho các NHTM khi có thể phải tăng lãi suất huy động để hút tiền gửi trở lại, lấy vốn cho vay nhưng vẫn phải giảm lãi suất cho vay trước yêu cầu từ phía cơ quan quản lý để đồng hành với nền kinh tế.
Không những vậy, đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ 4 mang tới nhiều thách thức hơn cho ngành ngân hàng khi nhiều thành phố lớn áp dụng các biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16, doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, giải thế tăng cao. TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh đưa ra dự báo rằng, tăng trưởng GDP quý 3/2021 có thể rất thấp, thậm chí bằng 0% nếu Chính phủ không thể kiểm soát dịch trong tháng 8.
Quá nhiều thách thức đang cùng một lúc đến với hệ thống ngân hàng. Nhiều đánh giá về lợi nhuận của ngành này từ phía các công ty chứng khoán đã bắt đầu tỏ ra thận trọng hơn.
Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng về những dự báo cho ngành ngân hàng trong nửa cuối năm 2021.
TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính ngân hàng. Ảnh: Internet.
Xin ông cho biết, trước những khó khăn do dịch bệnh COVID-19 gây ra, đặc biệt với đợt bùng phát dịch lần thứ 4 này, liệu mục tiêu tăng trưởng tín dụng khoảng 12% năm 2021 do NHNN đề ra có thể đạt được?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Tính đến tháng 6/2021, tăng trưởng tín dụng là 5,47% nên mục tiêu tăng trưởng tín dụng 10-12% cả năm là không quá khó. Tuy nhiên, theo tôi điều đáng quan tâm hơn cả thời điểm hiện tại, không phải là con số chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng là tín dụng thực sự đang chảy về đâu và bao nhiêu trong số đó đang chịu tác động bởi dịch bệnh COVID-19?
Cần có những thống kê tổng quát và chính thống từ phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về những doanh nghiệp đang có dư nợ ngân hàng chịu tác động bởi dịch bệnh. Cũng như cần những con số tổng hợp về số dư nợ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh là bao nhiêu để từ đó dự liệu được những tác động lên toàn ngành cả năm 2021 và những năm tiếp tới.
NHNN cũng nên xem xét lại về các cam kết giảm lãi suất hay đồng hành cùng doanh nghiệp của các ngân hàng. Có thể các ngân hàng không dám tăng lãi suất nhưng việc giảm lãi suất sẽ có sự khác biệt trong các nhóm ngân hàng.
Nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước sẽ buộc phải giảm lãi suất cho vay để thực hiện chủ trương của Chính phủ. Tuy nhiên, cũng không phải tất cả các đối tượng có dư nợ đều được thụ hưởng mà chỉ là một số nhóm. Còn về phía các NHTM tư nhân thì để giảm lãi suất không hề đơn giản vì còn phụ thuộc vào lãi suất huy động, cân đối vốn.
Trên thực tế, do tác động của đại dịch COVID-19, nhiều người dân buộc phải rút tiền tiết kiệm ra sinh sống, doanh nghiệp cũng phải rút tiền ra để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh trong bối cảnh vay ngân hàng khó khăn hơn. Tính đến tháng 6/2021, huy động vốn ngân hàng chỉ tăng 3,13% (cùng thời điểm năm 2020 tăng 4,35%), trong khi tăng trưởng tín dụng là 5,47% cho thấy sự bất cân xứng. Không sớm thì muộn các ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất huy động để hút tiền gửi trở lại.
Tính tới cuối tháng 6, tổng số tiền 27 ngân hàng niêm yết tiền gửi của các ngân hàng tại NHNN đã giảm 10% so với đầu năm, xuống mức 308.662 tỷ đồng, tương đương khoảng 4% tổng số tiền gửi huy động khách hàng, cho thấy dòng tiền "nhàn rỗi" tại các nhà bằng cũng đang cạn dần.
Vậy theo ông, lợi nhuận ngành ngân hàng sẽ chịu ảnh hưởng thế nào trong nửa cuối năm 2021?
TS. Nguyễn Trí Hiếu: Các ngân hàng vẫn báo lãi lớn trong năm 2020 và nửa đầu năm 2021. Tuy nhiên, trước sự khác biệt trong giảm lãi suất, cũng như tăng trưởng tín dụng, huy động sẽ có sự phân hoá trong lợi nhuận ngân hàng nửa cuối năm 2021.
Trên khía cạnh sổ sách, lợi nhuận ngân hàng vẫn sẽ tăng nhưng sẽ không tăng mạnh như 6 tháng đầu năm. Nguyên nhân phần lớn đến từ tín dụng vẫn tăng trưởng, cùng với đó là việc giãn thời gian trích lập dự phòng rủi ro theo Thông tư 03 và thông tư bổ sung Thông tư 03 đang được NHNN thiết kế.
Tuy nhiên, nếu nhìn trên thực tế, chúng ta sẽ thấy hình ảnh bức tranh lợi nhuận ngân hàng "ảm đảm" hơn nhiều. Tôi thực sự băn khoăn, tại sao trong điều kiện nền kinh tế đình trệ, doanh nghiệp giải thể, tạm dừng hoạt động không ngừng gia tăng mà các ngân hàng vẫn liên tục báo lãi lớn? Số lãi đó liệu có thực? Và nếu nó là thực thì quả là nghịch lý.
Ngân hàng kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận dựa trên sự tăng trưởng của nền kinh tế, sự phát triển của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, khi rất nhiều thành phố lớn "đóng băng" (những thành phố này đóng góp tỷ trọng đa số trong GDP), mà các ngân hàng vẫn có những con số đẹp trên báo cáo tài chính thì cần xem lại cách hạch toán nợ xấu, lãi dự thu trong khoảng 1 năm trở lại đây.
Theo tôi, lợi nhuận thực của các ngân hàng thấp hơn nhiều so với những con số trên sổ sách. Khi cả nền kinh tế lao đao, doanh nghiệp ngừng hoạt động, ngân hàng không thể báo lãi mãi được.
Xin cảm ơn ông!
TS. Cấn Văn Lực cho rằng: Mục tiêu tăng trưởng tín dụng ngành ngân hàng năm 2021 khoảng 10-12% là khả thi. Tuy nhiên, do có độ trễ nên tác động của dịch bệnh tới nhóm tài chính ngân hàng sẽ chậm hơn so với nhiều lĩnh vực khác. Dịch bệnh sẽ khiến nợ xấu tăng và khả năng sinh lời của ngân hàng năm nay cũng như một vài năm tới giảm hoặc tăng trưởng thấp hơn.
Theo ước tính với Thông tư 03 (NHNN), các ngân hàng năm nay sẽ phải trích lập dự phòng rủi ro thêm khoảng 40.000-44.000 tỷ đồng, ước tính mức lợi nhuận ngân hàng năm nay chỉ tăng khoảng 15%.
Nhà đầu tư