Kinh tế toàn cầu được dự báo khởi sắc trong nửa cuối năm 2024: Nhiều đối tác thương mại của Việt Nam hồi phục
Theo Báo cáo mới nhất của OPEC, sức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của các nước châu Á đóng vai trò quan trọng giúp kinh tế toàn cầu “khởi sắc" trong nửa cuối năm 2024 và 2025
- 14-05-2024Thủ tướng: Kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là đột phá trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc
- 14-05-2024CNN: Việt Nam là nền kinh tế thành công của thế kỷ 21
- 04-05-2024 Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam
- 13-04-2024Cuộc đua trở thành trung tâm sản xuất mới của châu Á thay Trung Quốc: Ấn Độ khó 'soán ngôi' Việt Nam
Trong báo cáo hàng tháng được công bố ngày 14/5, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhận định, nền kinh tế toàn cầu đã cho thấy khả năng phục hồi mạnh mẽ trong quý 1/2024, với các nền kinh tế chủ chốt có mức tăng trưởng ổn định và trong một số trường hợp thậm chí đã vượt ngưỡng dự đoán ban đầu.
OPEC cho biết: “Bất chấp những rủi ro suy giảm nhất định, theo đà tăng trưởng liên tục được quan sát kể từ đầu năm nay, có thể tạo thêm nhiều tiềm năng cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2024 và năm sau nữa.” Theo đó, OPEC đưa ra dự báo tăng trưởng trong năm 2024 và 2025 không thay đổi so với đánh giá trước đó ở mức lần lượt là 2,8% và 2,9%.
Trong quý 1 năm 2024, OPEC ước tính tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh mẽ ở mức khoảng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, đà tăng trưởng này được dự đoán sẽ chậm lại đôi chút trong cuối năm. Năm 2025, tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ khá tích cực, duy trì tương đối ổn định ở mức trung bình khoảng 2,9% và có khả năng tăng lên 3% vào cuối năm.
Cụ thể, dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2024 và 2025 lần lượt lên 2,2% và 1,9%. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Khu vực đồng euro (Eurozone) sẽ vẫn ở mức 0,5% năm 2024 và 1,2% năm 2025. Với Trung Quốc ở mức 4,8% năm 2024 và 4,6% năm 2025. Mức dự báo tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm nay được điều chỉnh lên 2,3%, trong khi dự báo tăng trưởng năm 2025 của nước này vẫn không thay đổi ở mức 1,4%.
Theo đó, dự kiến các ngân hàng trung ương lớn sẽ chuyển hướng sang các chính sách tiền tệ phù hợp hơn trong nửa cuối năm 2024 và trong suốt năm 2025, đặc biệt là ở Mỹ, Khu vực đồng euro và Vương quốc Anh. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào diễn biến xa hơn của tình trạng lạm phát.
Với quỹ đạo tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở các nền kinh tế châu Á, đặc biệt chủ chốt là Ấn Độ và Trung Quốc, cũng góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn này. Mặt khác, OPEC đánh giá, nhờ nhu cầu nội địa tăng cao và quá trình mở rộng thương mại, Brazil và Nga được kỳ vọng sẽ có thể đạt kết quả kinh tế vượt bậc.
Các nền kinh tế nói trên đều là các đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Việc họ được dự báo sẽ hồi phục trong tương lai cũng có thể coi là tín hiệu tích cực cho tình hình xuất khẩu của Việt Nam.
Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế có thể thay đổi tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của các nền kinh tế chủ chốt trong Quý 1 năm 24, “khả năng tăng trưởng kinh tế toàn cầu tăng trưởng trong cả năm 2024 và 2025 có thể xảy ra như dự báp, với điều kiện đà tăng trưởng trong Quý 1 năm 2024 tiếp tục được duy trì", OPEC cho biết.