Kỷ lục 200 tỉ USD gây ngỡ ngàng giữa Moscow và Bắc Kinh: Hé lộ sản phẩm Trung Quốc đang được người Nga đón nhận hơn bao giờ hết
Hoạt động thương mại giữa Nga và Trung Quốc đã có nhiều khởi sắc trong thời gian qua. Tuy nhiên, các biện pháp cấm vận dường như đã có nhiều ảnh hưởng tới các sản phẩm của Nga trên thế giới.
- 21-09-2023Cổ phiếu YG lao dốc sau ‘tin đồn’ 3 thành viên BLACKPINK sẽ không gia hạn hợp đồng
- 21-09-2023Trúng số gần 899 tỷ đồng rồi đưa bạn thân 82 tỷ để đầu tư, người đàn ông bỗng phát hiện hóa ra là công ty ma, tức tốc báo án và cái kết không ngờ
Mức kỉ lục mới
Quan hệ kinh tế của Nga và thế giới đã được định hình lại trong hơn 1 năm qua.
Theo Business Insider, thương mại của quốc gia này với Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba thập kỷ vào tháng 7, trong khi giao dịch thương mại giữa Nga và Trung Quốc đang trên đà đạt mức cao nhất mọi thời đại với hơn 200 tỷ USD trong năm nay.
Theo Cục điều tra dân số Mỹ, giá trị thương mại giữa Nga và Mỹ đạt tổng cộng 277,3 triệu USD vào tháng 7 năm nay – mức thấp nhất kể từ tháng 3/1993. Điều này đánh dấu sự sụt giảm gần 90% so với mức được báo cáo vào cuối năm 2021.
Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Moscow phần lớn đã gây ra sự sụt giảm trong thương mại song phương, khi phương Tây tìm cách cô lập Điện Kremlin về mặt kinh tế.
Các biện pháp trừng phạt đã giáng một đòn nặng nề vào nền kinh tế Nga. Tác động rõ thấy nhất là làm tê liệt hoạt động thương mại năng lượng quan trọng của nước này - khiến thặng dư tài khoản vãng lai của Nga giảm mạnh 85% trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7 năm nay, so với cùng kỳ năm 2022.
Một trong những vấn đề mới trong bối cảnh Moscow đang đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây là sự phụ thuộc kinh tế ngày càng tăng của quốc gia này vào Trung Quốc, với mọi thứ từ dầu mỏ cho đến hàng tiêu dùng.
Cụ thể, theo Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga Maxim Reshetnikov, thương mại của Nga với Trung Quốc dự kiến sẽ vượt mốc 200 tỷ USD trong năm nay.
Ông Reshetnikov nói: “Điều này cho thấy rằng mục tiêu mà các lãnh đạo Nga đặt ra là đạt kim ngạch thương mại 200 tỷ USD vào năm 2024 sẽ đạt được trong năm nay và rõ ràng chúng ta thậm chí sẽ vượt qua mốc này”.
Trang Russia Today (RT) cho hay Nga hiện là nước mua ô tô Trung Quốc nhiều nhất thế giới, sau khi các nhà sản xuất phương Tây như General Motors, Ford và Mercedes-Benz rời khỏi đất nước này.
Trang web tin tức RBC của Nga đưa tin vào tháng 7, trích dẫn số liệu từ Cục Hải quan Trung Quốc, cho hay nhập khẩu ô tô Trung Quốc đã tăng đáng kinh ngạc, lên mức 543% trong nửa đầu năm nay lên 4,6 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, hoạt động thương mại dầu khí của Nga hiện nay dường như đang trở lại sau một năm khó khăn nhờ giá dầu toàn cầu tăng.
Giao dịch thương mại của Trung Quốc
Nga vẫn duy trì vị trí là nhà cung cấp dầu thô hàng đầu của Trung Quốc trong tháng 8, dữ liệu của chính phủ Trung Quốc cho thấy, ngay cả khi mức chiết khấu đối với dầu thô của Nga tiếp tục thu hẹp và Moscow cắt giảm xuất khẩu.
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga - bao gồm nguồn cung cấp qua đường ống và vận chuyển bằng đường biển - đã tăng 26% so với tháng 8 năm ngoái lên 10,54 triệu tấn hay 2,48 triệu thùng mỗi ngày, mức cao kỷ lục thứ hai.
Lượng hàng hóa nhiên liệu đến từ Nga trong 8 tháng đầu năm đã tăng 1/4 so với một năm trước đó lên 71,21 triệu tấn.
Trong khi đó, Moscow cam kết sẽ giảm xuất khẩu dầu thô 500.000 thùng/ngày trong tháng 8 và sau đó tuyên bố sẽ gia hạn mức cắt giảm 300.000 thùng/ngày cho đến cuối năm nay.
Nguồn cung thắt chặt và nhu cầu mạnh mẽ từ các nhà máy lọc dầu độc lập của Ấn Độ và Trung Quốc đã khiến mức chiết khấu đối với dầu thô Nga bị thu hẹp mạnh.
Theo các nguồn tin giao dịch, các lô hàng ESPO giao tháng 8 có giá thấp hơn khoảng 4 USD/thùng so với tiêu chuẩn ICE Brent, so với 6 USD đối với các lô hàng giao tháng 7 và 8,50 USD đối với các lô hàng giao trong tháng 3.
Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc sử dụng các thương nhân trung gian để xử lý việc vận chuyển và bảo hiểm dầu thô của Nga nhằm tránh vi phạm lệnh trừng phạt của phương Tây.
Nhập khẩu từ Malaysia, được sử dụng làm điểm trung chuyển hàng hóa từ Iran và Venezuela, tăng 70% so với một năm trước đó lên 5,73 triệu tấn hay 1,35 triệu thùng/ngày trong tháng 8
Nhập khẩu dầu thô Mỹ của Trung Quốc đạt gần 400.000 tấn, tăng từ mức 0 một năm trước đó và đưa khối lượng tính đến thời điểm hiện tại lên 9,85 triệu tấn, tăng hơn gấp đôi so với lượng năm trước.
Tham khảo Business Insider
Nhịp sống thị trường