MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kỷ nguyên nợ chưa từng thấy của Mỹ

20-03-2019 - 07:56 AM | Tài chính quốc tế

Sau hơn 8 năm Đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội và Nhà Trắng ở nhiều cấp độ khác nhau, nợ công Mỹ vượt mốc 22.000 tỉ USD, tăng nhanh hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử xứ sở cờ hoa.

Nợ công Mỹ đã vượt ngưỡng 22.000 tỉ USD. Bất chấp số tiền chi tiêu khủng khiếp này, vùng biên giới Mỹ vẫn bị các băng đảng ma túy Mexico kiểm soát. Mỹ lâm vào cảnh nợ nần chồng chất vì chi tiêu cho mọi thứ, ngoại trừ bảo đảm chức năng cốt lõi của chính phủ liên bang là duy trì an ninh cho nước mình.

Vào năm 1995, Mỹ từng bị cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng nếu nợ công vượt mốc 5.000 tỉ USD. Đến năm 2009, dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, nợ công Mỹ chạm mức 14.000 tỉ USD chỉ trong thời gian ngắn. Đến thời điểm hiện tại, sau hơn 8 năm Đảng Cộng hòa kiểm soát Quốc hội và Nhà Trắng ở nhiều cấp độ khác nhau, nợ công Mỹ đã vượt mốc 22.000 tỉ USD, tăng nhanh hơn bất cứ thời điểm nào trong lịch sử xứ sở cờ hoa.

Kỷ nguyên nợ chưa từng thấy của Mỹ - Ảnh 1.

Đồng hồ nợ quốc gia Mỹ ở TP New York ngày 11-1, một tháng trước khi nợ công Mỹ vượt mốc 22.000 tỉ USD Ảnh: BLOOMBERG

Trong suốt 8 năm cầm quyền của cựu Tổng thống George W. Bush, nợ công Mỹ tăng thêm 5.000 tỉ USD - con số gây sốc vào thời điểm đó. Tuy nhiên, con số này là 8.000 tỉ USD (tính từ lúc Đảng Cộng hòa kiểm soát Hạ viện vào năm 2011 đến nay) và là 4.000 tỉ USD (nếu tính riêng 4 năm qua).

Bây giờ, câu hỏi duy nhất mà Đảng Cộng hòa đối diện là họ sẽ đòi bao nhiêu ngân sách cho vấn đề an ninh biên giới trong khi không chịu xét bỏ những chương trình không cần thiết hay thậm chí là làm tổn hại chính phủ liên bang.

Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ an ninh cho Afghanistan và Iraq với ngân sách quân sự gia tăng theo sau thỏa thuận chi tiêu năm ngoái song lại không có ngân sách cho an ninh biên giới hay các chiến dịch quân sự "có ý nghĩa" nhằm bảo vệ chủ quyền khỏi sự xâm nhập hằng ngày của những băng đảng ma túy nguy hiểm nhất thế giới.

Không giống như cuối thời cựu Tổng thống Bush (con) và đầu thời cựu Tổng thống Obama, Mỹ hiện tại không đối mặt với suy thoái kinh tế nặng nề. Thực tế, Mỹ đang trong giai đoạn tăng trưởng việc làm mạnh mẽ nhất kể từ cuối những năm 1990, còn các khoản thu ngân sách nhà nước cũng đang ở mức cao kỷ lục. Toàn bộ vấn đề thâm hụt hiện tại bắt nguồn từ việc gia tăng chi tiêu. Theo báo cáo hằng tháng được Bộ Tài chính Mỹ công bố mới đây, chi tiêu trong 3 tháng đầu tiên của năm tài chính 2019 dự kiến tăng 9,6% so với cùng giai đoạn của năm tài chính 2018. Thâm hụt hằng năm sau 3 tháng của năm tài chính 2019 đã chạm ngưỡng 319 tỉ USD và đang trên đà lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỉ USD trong thời điểm kinh tế bùng nổ.

Do đó, kỷ nguyên nợ của lưỡng đảng lần này tồi tệ hơn bất cứ thứ gì mà người Mỹ từng chứng kiến trong thế hệ này và nó xảy ra vào thời điểm các khoản thu ngân sách nhà nước cao kỷ lục và kinh tế bùng nổ, lại không có chiến tranh gây tổn hại kinh tế và ngân sách.

Sau khi hàng loạt dự luật chi tiêu được phê duyệt với sự hậu thuẫn của Đảng Cộng hòa, chi tiêu trong 3 tháng đầu năm tài chính 2019 dành cho Bộ Y tế và Dịch vụ nhân sinh (HHS), Bộ Giáo dục và Bộ Thương mại tăng lần lượt 12,5%, 23% và… 100%! Bên cạnh đó, chi tiêu dành cho quân sự cũng tăng 8,45% nhưng một lần nữa, mục đích của quân đội là gì nếu chỉ được sử dụng cho những chiến dịch trên khắp thế giới thay vì chống lại những kẻ gây hại trực tiếp nhất ở chính biên giới mình?

Toàn bộ chi phí này đang tạo ra một cuộc khủng hoảng đối với việc thanh toán các khoản lãi nợ. Tiền thanh toán lãi ròng trong quý đầu là 100 tỉ USD - tức 400 tỉ USD mỗi năm, cao gần gấp 2 lần so với các năm gần đây. Và đây chỉ mới là sự khởi đầu.

Nợ đến nhiều nhất từ đâu? Ít nhất vấn đề này nhận được sự đồng tình giữa Đảng Cộng hòa và Dân chủ, đó là xã hội hóa y tế. Ngân sách liên bang dành cho chăm sóc sức khỏe (không bao gồm chi tiêu chính phủ) được dự đoán chạm mốc 17.000 tỉ USD trong 10 năm tới, vượt xa chi tiêu dành cho an ninh xã hội và quân sự. Như vậy, chi tiêu dành cho chăm sóc sức khỏe là yếu tố lớn nhất dẫn đến cuộc khủng hoảng khác đã cảnh báo ở trên: Chi phí tăng vọt do lãi nợ.

Chi phí chăm sóc sức khỏe tính riêng sẽ cao hơn mọi khoản thu từ thuế lương bổng và thuế thu nhập doanh nghiệp cộng lại và cao gần bằng khoản thu từ thuế thu nhập cá nhân. Không có gì lạ khi ngân sách dành cho chăm sóc sức khỏe đã tăng mạnh, từ 27 tỉ USD năm 1960 lên 3.300 tỉ USD hiện nay.

(lược dịch theo trang Conservative Review)

Theo Cao Lực

Người Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên