Kỳ tài Tam Quốc giỏi không kém Khổng Minh, được ví như "vạn đại quân sư" nhưng chuốc họa diệt gia
Không được nhắc tới nhiều như Gia Cát Lượng, nhưng nhân vật này cũng được đánh giá là nhân tài xuất chúng thời Tam Quốc.
- 10-12-2023Đệ nhất mãnh tướng trong Tam Quốc, 3 lần độc đấu với Lã Bố, 2 lần khiến Quan Vũ phải nhượng bộ
- 07-12-2023Không phải Quan Vũ, đây mới là võ tướng tài giỏi nhất Tam Quốc, cả đời chưa từng thất bại
- 27-10-2023Quân sư mạnh nhất Tam Quốc: 4 lần thay đổi lịch sử, nếu không chết sớm, Tào Tháo đã thống nhất thiên hạ
"Vạn đại quân sư" của Đông Ngô
Người này cũng thuộc dòng họ Gia Cát và có quan hệ thân thích với Khổng Minh. Nhân vật này chính là Gia Cát Khác.
Gia Cát Khác (203 – 253) là một tướng lĩnh và phụ chính đại thần của Đông Ngô trong thời Tam Quốc. Gia Cát Khác tên tự là Nguyên Tốn. Theo cuốn "Tướng soái cổ đại Trung Hoa", Gia Cát Khác được mô tả có ngoại hình mắt sáng mày rậm, trán rộng, mũi cao, giọng nói sang sảng. Ông là con trưởng của Gia Cát Cẩn – một công thần khai quốc của Đông Ngô. Ông cũng là cháu gọi Gia Cát Lượng bằng chú.
Ngay từ khi còn nhỏ, Gia Cát Khác đã thông minh lanh lợi, có tài từ nhỏ, có tài ăn nói, đối ứng hơn người. Tôn Quyền từng khen Gia Cát Khác là "lam điền sinh ngọc". Hàng ngày, Gia Cát Khác thường tự đặt câu hỏi và tìm cách giải thích.
Tới năm Gia Cát Khác ngoài 20 tuổi, Tôn Quyền kiến lập ra nước Ngô và lên ngôi Ngô vương. Gia Cát Khác được phong làm Kỵ đô uý. Khi Tôn Quyền chọn thái tử, ông đã chọn Tôn Đăng. Ngô vương muốn gây dựng uy tín và nâng cao năng lực cho con trai nên đã chọn ra một số trọng thần và các quan lại trẻ tuổi có tài. Gia Cát Khác là một trong số 4 người được chọn. Tôn Đăng sau đó đã viết một bức thư cho Hồ Tông nhận định thế nào về bốn vị quân sư, ông đã viết một phong thư trả lời rằng Gia Cát Khác có tài trí hơn người, là bậc nhân tài hiếm có so với những người cùng trang lứa. Đáng tiếc, Tôn Đăng lại không thể đăng cơ vì ông lâm bệnh và qua đời khi tuổi đời còn rất trẻ.
Ít lâu sau Tôn Quyền phong Gia Cát Khác làm Tả phụ đô úy. Gia Cát Khác tỏ ra là người rất có tài năng. Khả năng của ông thể hiện qua 2 phương diện.
Tầm nhìn xa
Năm 234, Gia Cát Khác đảm nhiệm chức vụ chỉ huy cấm quân bảo vệ kinh sư. Nhận thấy nhóm người ở quận Đan Dương do thiếu sự quản lý của triều đình mà cố thủ trên núi làm giặc cướp, Gia Cát Khác kiến nghị lên Tôn Quyền cho mình làm Trưởng quan Đan Dương. Đề xuất của ông nhận được nhiều ý kiến phản đối, ngay chính cha của ông cũng hoài nghi.
Tuy nhiên, Gia Cát Khác đã có kế sách đối phó. Ông đem theo 300 kỵ binh đến nhiệm sở. Ở đây, Gia Cát Khác đưa công văn cho 4 huyện trực thuộc, yêu cầu họ phòng thủ biên giới chặt chẽ, chỉnh đốn quân đội. Sau đó ông phái các thuộc hạ đi trấn giữ những nơi hiểm yếu, lệnh cho quân sĩ chỉ lo việc tu sửa doanh trại, cấm gây gổ với dân. Nhưng đến khi lúa chín, Gia Cát Khác cho quân đi cướp hết thóc lúa của dân, không chừa lại cả thóc làm giống.
Người dân Đan Dương bị đói tới cùng quẫn phải xin quy phục. Gia Cát Khác bèn ra lệnh cho thuộc hạ đưa họ tới những huyện ngoài sinh sống. Ban đầu nhiều người chưa phục nhưng sau đó số người xuống núi nhiều hơn dự định ban đầu.
Năm 237, Đan Dương hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của nước Ngô và trở thành quận trọng điểm về cung cấp binh sĩ và lương thực cho quân đội nước Ngô. Nhờ công lao đó, Gia Cát Khác được thăng làm Uy bắc tướng quân, Đô hương hầu.
Có tài dùng binh
Trong Tam quốc diễn nghĩa có chép, quân Ngụy quyết định khởi binh đánh Ngô. Họ chia làm 3 đường, trong đó cánh quân 7 vạn người do Hồ Tôn, Gia Cát Diên chỉ huy đánh vào Đông Hưng. Gia Cát Khác vừa nghe tin, bèn mang 4 vạn quân đi ngày đêm tới Đông Hưng cứu viện.
Hồ Tôn lệnh cho quân sĩ làm cầu nổi đi qua hồ để vào đập. Ông ta chia quân làm 2 đường. Gia Cát Khác bèn cắt đặt Đinh Phụng cùng Lã Cứ, Lưu Tán đi trước. Đinh Phụng hành quân khẩn cấp đến chiếm cứ Từ Đường, nhân lúc Hồ Tôn trễ nải canh phòng vì trời tuyết mà tấn công. Quân tiên phong của Tào Ngụy bị đánh tan tành, cùng lúc cánh quân Lã Cứ tiến đến trợ chiến khiến quân Ngụy đại bại.
Quân Ngô đại thắng, giết hơn 1 vạn quân Ngụy và thu được rất nhiều xe cộ, trâu ngựa. Gia Cát Khác nhờ thắng trận này được Tôn Lượng phong làm Dương đô hầu, gia phong Kinh châu mục, Dương châu mục, thống lĩnh toàn quân. Tôn Lượng là con trai út của Tôn Quyền. Trong số những người anh của ông thì Tôn Đăng, Tôn Lự mất sớm, thái tử Tôn Hòa bị phế truất, hoàng tử thứ tư là Tôn Bá do có âm mưu tạo phản nên cũng bị ép tự tử, do đó Tôn Lượng được lập làm thái tử. Gia Cát Khác được Tôn Quyền di mệnh chọn làm phụ chính đại thần phò tá ấu chúa Tôn Lượng.
Cũng nhờ lập nhiều công lao, Gia Cát Khác đã được tôn là "vạn đại quân sư" của Đông Ngô. Đáng tiếc, số phận đã không mỉm cười với ông, Gia Cát Khác sau đó bị ám sát và gia tộc của ông cũng bị tiêu diệt trong cuộc chính biến giành quyền lực.
Chuốc họa diệt gia
Đầu năm 253, Gia Cát Khác muốn đánh Ngụy, các đại thần cho rằng thực lực của Đông Ngô không đủ nhưng ông nhất quyết đưa quân đi bằng được và sau đó thất bại. Thậm chí, Gia Cát Khác chỉ lo công danh của mình mà không quan tâm tới sức khỏe của binh sĩ. Tam quốc chí viết: “Quân sĩ bệnh tật, vứt qua đầy đường, có kẻ đâm đầu xuống hang hố, có kẻ lại bị bắt cướp, sống chết buồn giận, lớn nhỏ kêu than”, vậy mà Khác chỉ lo“đổi quân vệ, dùng người thân của mình, rồi lệnh sửa quân, muốn hướng đến miền Thanh Châu, Từ Châu”
Có giai thoại kể rằng, sau khi bại trận trở về nước Ngô, Gia Cát Khác bị thương nên trong lòng vô cùng buồn bực đã lộ ra tính xấu.
Ông không chỉ hãm hại đồng liêu mà còn giết chết mấy chục binh lính giữ cổng khiến lòng người căm hận. Thế là dưới sự kiến nghị của vài vị đại thần, Tôn Lượng cũng muốn tiêu diệt Gia Cát Khác.
Một nhân vật trong hoàng tộc là Tôn Tuấn (cháu Tôn Tĩnh – em Tôn Kiên) nhân lúc Gia Cát Khác mất lòng người bèn nảy ý định lật đổ ông để thay thế. Tháng 10 năm 253, Tôn Tuấn bày mưu cùng Tôn Lượng mở tiệc rượu và mời Gia Cát Khác đến.
Sau đó, Tôn Lượng và Tôn Tuấn bất ngờ ra lệnh bắt Gia Cát Khác theo chiếu lệnh. Gia Cát Khác không kịp trở tay, bị Tôn Tuấn chém. Thủ hạ của ông cũng lao vào phản công như không cứu được chủ. Cuối cùng, quân đao phủ ùa giết chết Gia Cát Khác và quân lính của mình. Sau đó, Tôn Lượng ra lệnh tru di tam tộc cả họ của Gia Cát Khác.
* Nguồn: Sohu, Sina, 163.
Đời sống & pháp luật