MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lâm Đồng: Đề xuất giảm giá gỗ xuống 49 lần sau thanh tra

07-07-2024 - 17:01 PM | Thị trường

Sau khi thanh tra vào cuộc, giá gỗ cốp-pha đúc mốc đã được xuất giảm từ hơn 2,272 triệu đồng xuống còn hơn 45 ngàn đồng nên tổng số tiền điều chỉnh giảm hơn 20 tỉ đồng.

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có ý kiến giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và Sở Tài nguyên và Môi trường (Sở TN-MT) rà soát, báo cáo rõ cơ sở pháp lý quy định về thẩm quyền phê duyệt quyết định điều chỉnh dự toán kinh phí thực hiện đề án Tăng cường quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (gọi tắt là Đề án).

Lâm Đồng: Đề xuất giảm giá gỗ xuống 49 lần sau thanh tra- Ảnh 1.

Một trong những nhiệm vụ của Đề án là xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với tất cả các chủ sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Ảnh minh họa.

Quá trình rà soát sẽ rà soát thẩm quyền phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện Đề án nêu trên đã được phê duyệt tại quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 27-6-2022 của Chủ tịch UBND tỉnh. Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Liên quan đến Đề án này, Thanh tra tỉnh Lâm Đồng có kết luận thanh tra số 85/KL-TTr (KLTT số 85). Theo kết luận, đơn vị lập dự toán kinh phí là Trung tâm Hỗ trợ phát triển khoa học kĩ thuật thuộc Trường đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội. Trong quá trình lập dự toán, đơn vị này không căn cứ đơn giá của cơ quan nhà nước để áp dụng đối với đơn giá gỗ cốp-pha tại hạng mục đúc mốc cắm.

Đơn giá do đơn vị này lập là hơn 2,27 triệu đồng/m2 trong khi đơn giá theo Thông báo giá vật liệu xây dựng vào thời điểm 15-10-2021 chỉ gần 98 ngàn đồng/m2. Như vậy chênh lệch gần 2,17 triệu đồng/m2, tức hơn 23 lần.

Từ đó dẫn đến dự toán hạng mục cắm mốc lớn hơn quy định gần 18,9 tỉ đồng, gồm chênh lệch 8.317 mốc là gần 18,1 tỉ đồng và chi phí kiểm tra, nghiệm thu gần 800 triệu đồng, tạo kẽ hở cho các nhà thầu hưởng lợi khi thi công các gói thầu.

Sau kết luận thanh tra, ngày 14-5, Sở TN-MT có tờ trình UBND tỉnh điều chỉnh dự toán kinh phí thực hiện Đề án. Trong đó, đề nghị điều chỉnh dự toán Đề án được phê duyệt giảm từ 305,56 tỉ đồng xuống còn hơn 285,6 tỉ đồng (giảm hơn 19,9 tỉ đồng).

Lý do được nêu ra là sau khi rà soát dự toán kinh phế thực hiện đề án, Sở TN-MT nhận thấy giá gỗ cốp-pha là hơn 2.272 đồng/m2 chưa phù hợp so với mặt bằng giá tại thời điểm phê duyệt dự toán nên đề nghị điều chỉnh để phù hợp với giá thực tế tại thời điểm thực hiện là 56.818 đồng/m2 (giảm hơn 39 lần).

Còn đối với Sở Tài chính, ngày 26-6 cũng có văn bản đề nghị điều chỉnh dự toán Đề án giảm từ 305,56 tỉ đồng xuống còn hơn 285,5 tỉ đồng (giảm hơn 20 tỉ đồng). Trong đó, chi phí cắm mốc giới giảm 19,256 tỉ đồng và chi phí kiểm tra, nghiệm thu giảm 771 triệu đồng.

Khác với lý do của Sở TN-MT, Sở Tài chính cho rằng đơn giá vật liệu xây dựng (bao gồm giá gỗ cốp-pha) áp dụng theo quyết định số 877 vào tháng 4-2019 của UBND tỉnh Lâm Đồng thì gỗ cốp-pha có giá 2.272.727 đồng/m3. Tuy nhiên, theo quy định tại Thông tư 49/2014/TT-BTNMT thì gỗ cốp-pha làm khuôn mốc được tính là m2.

Từ việc quy đổi m3 sang m2 và qua tham khảo giá gỗ cốp-pha thực tế trên thị trường có độ dày 2cm thì giá gỗ cốp-pha chỉ còn gần 45.455 đồng/m2 (giảm hơn 49 lần). Từ đó, chi phí căm mốc giảm 19,256 tỉ đồng và chi phí kiểm tra, nghiệm thu giảm 771 triệu đồng như nêu trên.

Liên quan đến Đề án này, sau kết luận thanh tra số 85, Sở Tài chính đã tổ chức họp kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các cá nhân. Hai cán bộ của Sở Tài chính gồm một Phó trưởng Phòng Quản lý Giá và Công sản (thời điểm xảy ra vụ việc là Phó trưởng Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp, là lãnh đạo phụ trách trực tiếp) và một Phó trưởng Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp (thời điểm xảy ra vụ việc là chuyên viên Phòng Tài chính hành chính sự nghiệp; là chuyên viên tham mưu trực tiếp) phải kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Sở TN-MT có 3 công chức liên quan sai phạm theo kết luận số 85/KL-TTr. Trong đó, có 2 công chức thuộc thẩm quyền xử lý của Giám đốc Sở TN-MT gồm Chánh văn phòng và một Phó chánh văn phòng của Sở. Hội đồng kỷ luật của Sở đã bỏ phiếu, thống nhất không xử lý kỷ luật, đề xuất nghiêm túc rút kinh nghiệm với 2 người này.

Công chức còn lại là ông Huỳnh Ngọc Hải, Giám đốc Sở TN-MT, thuộc thẩm quyền xử lý của Chủ tịch UBND tỉnh. Sở Nội vụ đề nghị UBND tỉnh giao Sở Nội vụ tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường như đã nêu trên.

Sở Nội vụ nhận định các cá nhân có liên quan đã nhận trách nhiệm, nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm; theo kết quả kiểm điểm của Sở Tài chính, những tồn tại, sai phạm chưa làm thất thoát ngân sách nhà nước.

Theo Trường Nguyên

Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên