Làm trắc nghiệm với giải đáp từ chuyên gia y tế hàng đầu - cách kiểm tra kĩ năng phòng virus corona hữu hiệu mùa dịch
Một trong những cách hiệu quả nhất để bổ sung kiến thức đúng về virus corona chính là làm theo lời khuyên của các chuyên gia hàng đầu!
- 10-02-2020Người cha tình nguyện tham gia chống SARS, 17 năm sau lại động viên con gái ra tiền tuyến chiến đấu với dịch corona bằng chiếc vali "gia truyền"
- 10-02-2020Chùm ảnh: Suốt 4 năm qua, lần đầu tiên phố đi bộ Hồ Gươm vắng vẻ đến thế, không hát hò, không tụ tập cà phê chém gió, vào nhà hàng đều phải đo thân nhiệt
- 10-02-2020Đọc xong bài này, bạn sẽ biết "trình độ" rửa tay, đeo khẩu trang chặn virus Corona của mình được mấy điểm!
Sợ hãi không khiến virus lùi xa, nhưng hiểu biết nửa vời cũng đáng ngại
Theo số liệu chính thức ngày 9/2, trên thế giới có 37.552 người đã nhiễm bệnh (dương tính với 2019-nCoV), 813 người đã tử vong. Ở Việt Nam, 14 người đã được xác định nhiễm virus. Trước tình hình dịch bệnh do virus corona ngày càng diễn biến phức tạp, bằng sự vào cuộc tích cực của Bộ Y tế, truyền thông và cả xã hội, người dân đã chú ý nhiều hơn, không mấy người thờ ơ, chủ quan trước bệnh dịch.
Sau thời gian đầu sợ hãi, hoang mang, người dân ngày càng chú trọng tìm hiểu các kiến thức để phòng dịch bệnh. Cụ thể và cơ bản nhất là đeo khẩu trang lúc đi đường, chăm chỉ rửa tay, vệ sinh cá nhân sạch sẽ và chú ý khi tiếp xúc với người khác...
Dầu vậy, không phải ai cũng trang bị kiến thức đủ – đúng – kịp thời. Ngay như chuyện chiếc khẩu trang chẳng hạn. Khi nghe khuyến cáo nên dùng khẩu trang y tế để phòng bệnh corona, người ta đổ xô, chen chúc nhau đi mua khẩu trang y tế, khẩu trang N95, 3M… khiến thị trường náo loạn. Nhưng không phải cứ mua về là đeo, đeo vào là tránh hoàn toàn virus.
Với kinh nghiệm 28 năm làm trong ngành Y, gắn bó với một nơi được xem là “đầu sóng ngọn gió” mà dịch bệnh thường xuyên tìm đến của Bệnh viện Nhi đồng 1 - khoa Nhiễm Thần kinh, bác sĩ Trương Hữu Khanh đã phải “than trời” vì thấy nhiều người đeo khẩu trang sai cách.
“Hở mũi là thường thấy nhất, hở mũi thì cũng như không vì không khi hít không khí chủ yếu là vào mũi. Mang xong khi muốn nói chuyện hay ngộp quá kéo xuống, kéo xuống cằm, kéo xuống cổ, xong kéo lên. Mà làm như vậy thì chính là đưa tác nhân gây bệnh lên mũi và miệng: Có bao nhiêu virus bám quanh da sẽ đi thẳng vào mũi miệng, bệnh là cái chắc”.
Rồi khi nghe phong thanh chuyện Bộ Y tế nói người khỏe mạnh không nhất thiết phải đeo khẩu trang, nhiều người lại vô tư để mặt trần ra đường, vênh váo mắng những người đang phòng vệ bằng khẩu trang y tế chỉ “lo hão”(?!).
Trong khi đó, thực tế theo khuyến cáo của PGS.TS Trần Đắc Phu (Nguyên Cục trưởng Cục y tế dự phòng) là: “Hiện nay, dịch chưa lây lan mạnh mẽ trong cộng đồng, người dân nên dùng khẩu trang ở nơi có nguy cơ lây lan cao như khi đi phương tiện công cộng, đến bệnh viện. Nếu ngồi trong lớp học, văn phòng làm việc thì không cần thiết phải đeo khẩu trang vì cũng có thể gây bí thở... Điều quan trọng là khi ho, hắt hơi cần dùng mặt trong khuỷu tay che miệng, tránh lây nhiễm virus cho người khác”.
Tương tự thế, chuyện rửa tay thế nào cho chuẩn, tưởng như rất đơn giản nhưng người ta cũng có thể làm sai. Nước sát khuẩn, cồn, nước rửa tay khô, rửa tay nano bạc… đang làm mưa làm gió trên thị trường, “cháy” trên mọi mặt trận thực ra không đảm bảo an toàn tuyệt đối như người dân tin tưởng.
Câu chuyện ở đây là, tìm hiểu và lắng nghe thông tin, kiến thức từ các chuyên gia thông qua các nguồn uy tín, trong mùa dịch corona (và ngay cả thường ngày) không chỉ là nhu cầu cá nhân nữa, nó trở thành một phần trách nhiệm cộng đồng của mỗi công dân. Điều đáng nói hơn, nửa chiếc bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm về virus corona: Kiến thức tin cậy, chuẩn xác từ tham vấn của chuyên gia y tế
Nghe thông tin từ chuyên gia nhưng lại nghe bập bõm để rồi lại hoang mang, bối rối vì vừa nghe “nên dùng khẩu trang y tế”, lại thấy tin “đeo khẩu trang không quá cần thiết”, đang yên tâm “rửa tay bằng chất diệt khuẩn phòng được bệnh” lại bối rối vì “rửa tay xà phòng là tốt nhất”...
Mà đâu chỉ chuyện khẩu trang và rửa tay, còn vô số những vấn đề khác liên quan đến sức khỏe, sức đề kháng, thuốc men, phương thức cách ly, chăm sóc mẹ bầu em bé… cùng những tình huống phát sinh mỗi ngày nữa chứ!
Nếu thiếu những công cụ để tìm hiểu kiến thức chính xác cũng như cập nhật các biện pháp phòng chống dịch bệnh cần thiết, đáng tin cậy từ các chuyên gia y khoa, bác sĩ đầu ngành, các kênh truyền thông uy tín, việc phòng dịch vững chắc khó có thể xuôi thuận.
Đó chính là lý do mà nhiều người vô cùng thích thú với hệ thống câu hỏi trắc nghiệm của Lá chắn Virus Corona trên MXH Lotus. Với 11 bộ câu hỏi xoay quanh những chủ đề thực tế và sát sườn với cuộc sống như rửa tay, đeo khẩu trang, lưu ý cho bà bầu, trẻ nhỏ hay dân công sở… bạn vừa kiểm tra được kiến thức của mình, vừa bổ sung thêm rất nhiều kiến thức mới hữu ích và chuẩn xác.
Nói thế là bởi, tất cả các câu hỏi trong bộ trắc nghiệm đều là vấn đề hết sức cơ bản và mật thiết, còn câu trả lời đều dựa theo đúng khuyến cáo của WHO, Bộ Y tế và có tham vấn từ chuyên gia đầu ngành của Việt Nam.
Cụ thể đồng hành với bộ 11 trắc nghiệm này là 6 chuyên gia hàng đầu của Việt Nam:
+ PGS - Tiến Sĩ Đỗ Duy Cường Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai, chuyên gia đầu ngành về dịch tễ và bệnh truyền nhiễm. Có những nhận định chuẩn xác và đáng tin cậy về tình hình dịch bệnh, được giới chuyên môn theo dõi.
+ Thạc sĩ - BS Chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, người cung cấp các nhận định chuyên môn và tư vấn từ kinh nghiệm thực tế ứng phó dịch bệnh tại bệnh viện về bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới hàng đầu Việt Nam.
+ TS Nghiên cứu Ung thư Nguyễn Hồng Vũ Viện Nghiên cứu Ung thư Quốc gia City of Hope (California, Mỹ), có hàng chục công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí Chuyên ngành Quốc tế, và được trao nhiều giải thưởng về sử dụng vi khuẩn trong điều trị ung thư. Cố vấn chuyên môn cho nhóm Ruy băng Tím - Tổ chức phi lợi nhuận về phòng chống ung thư tại Việt Nam.
+ Tiến sĩ - Bác Sĩ Nguyễn Kiên Cường Chủ nhiệm Khoa Vệ sinh Quân đội - Viện Y học Dự phòng Quân đội Tiến sĩ chuyên ngành y học dự phòng, chuyên gia trong các lĩnh vực tư vấn về y học dự phòng, phòng chống bệnh nghề nghiệp, bệnh truyền nhiễm, bệnh do yếu tố môi trường.
+ Bác sĩ Trương Hữu Khanh , Khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP. HCM
+ PGS.TS Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Chuyên gia cao cấp của Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp (Bộ Y tế)
> Để biết thêm những kiến thức bổ ích chống dịch theo hướng dẫn của các chuyên gia, bấm vào đây bấm vào đây !
Nói vậy để thấy, những bài trắc nghiệm này không phải để “cho vui”, vô thưởng vô phạt, mà sẽ như những kim chỉ nam cho độc giả trong từng vấn đề cụ thể, với kiến thức đầy đủ, chính xác được các chuyên gia đảm bảo. Đây cũng là cách bổ sung kiến thức vô cùng hữu ích để bảo vệ chính mình và những người thân yêu trước virus corona.
Trí thức trẻ
Sự kiện: Đại dịch COVID-19
Xem tất cả >>- Nữ sinh 19 tuổi tốt nghiệp 9 khoá học trực tuyến của Ivy League trong thời gian giãn cách xã hội, gây quỹ quyên góp hơn 230 triệu chống dịch
- Nỗi lòng nữ lao công làm việc trong khu cách ly theo dõi bệnh nhân tái dương tính: Nhớ con lắm, nhưng chưa về nhà được
- Infographic: 4 khuyến nghị về phòng, chống dịch Covid-19 tại lớp học mà các bậc phụ huynh và học sinh cần biết
- Nhịp sống Hạ Lôi ngày cuối cùng cách ly: "Chúng tôi mong đến ngày hết dịch để đi làm chứ nằm ở nhà thì chết"
- Đánh dấu khoảng cách xếp hàng lấy đồ ăn, chia lớp... các trường triển khai hàng loạt biện pháp bảo đảm phòng chống dịch khi học sinh quay trở lại trường học vào ngày mai